|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm cơ hội M&A ở Việt Nam

21:05 | 25/05/2018
Chia sẻ
Việt Nam được xem là một trong những điểm đến quan trọng ở khu vực ASEAN của các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội đầu tư thông qua hình thức M&A (mua bán và sáp nhập).
nhie u nha da u tu ngoa i quan tam co ho i ma o viet nam
Các chuyên gia M&A, doanh nghiệp chia sẻ tại hội thảo "Mua bán và sáp nhập trong khu vực ASEAN" diễn ra tại TPHCM hôm 25-5. Ảnh: Hùng Lê

Thông tin này được ghi nhận tại hội thảo “Mua bán và sáp nhập trong khu vực ASEAN” tại TPHCM do Ngân hàng Standard Chartered, Phòng Thương mại Malaysia tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore cùng phối hợp tổ chức vào ngày 25-5. Sự kiện thu hút hơn 100 đại diện các doanh nghiệp đến từ Việt Nam và các thị trường châu Á tham gia.

Ông Ralf Pilarczyk, Trưởng bộ phận M&A khu vực ASEAN của Ngân hàng Standard Chartered, cho rằng Việt Nam là điểm đến đầu tư tuyệt vời. Thông qua ngân hàng này, các nhà đầu tư đang tìm kiếm nhiều cơ hội trong các lĩnh vực chính như tiêu dùng và bán lẻ, công nghiệp, các dự án đầu tư về kim loại và khai thác mỏ.

Sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại vào thị trường trong nước, theo ông Ralf Pilarczyk, tập trung vào quy mô thị trường lớn, có nhiều triển vọng tăng trưởng. Đáng chú ý là việc cổ phần hóa và thoái vốn của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước đang tạo nhiều cơ hội cho nhà đầu tư ngoại tiếp cận tham gia sở hữu cũng như gia nhập thị trường.

Tương tự, bà Tina Tejwaney, chuyên gia về M&A của khu vực ASEAN, cũng cho rằng Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư ngoại nên các giao dịch mua bán và sáp nhập có chiều hướng tăng cao. Một trong những nguyên nhân chính là nhờ kinh tế phát triển nhanh và ổn định, cùng với thị trường lớn với dân số nhiều thứ 3 trong khu vực ASEAN.

Điều này cũng được chứng minh bằng các thương vụ quy mô lớn trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng mà các nhà đầu tư Thái Lan đã thực hiện trong thời gian qua, ví dụ thương vụ thâu tóm chuỗi bán lẻ Big C của tập đoàn Casino (Pháp) do Central Group thực hiện; hay việc nhà đầu tư Thai Beverage Public (ThaiBev) mua 53,59% cổ phần của điều hành Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thông qua Công ty TNHH Vietnam Beverage vào cuối năm 2017.

Theo các chuyên gia về M&A của Ngân hàng Standard Chartered, hai thương vụ nói trên nằm trong số các thương vụ M&A có quy mô vốn lớn nhất trong khu vực ASEAN được thực hiện gần đây.

Năm ngoái, Standard Chartered là đại lý thu xếp phát hành cho đợt phát hành trái phiếu bằng đồng Việt Nam đầu tiên của Thế Giới Di Động, nhà bán lẻ điện thoại hàng đầu Việt Nam, và là ngân hàng duy nhất tham gia hỗ trợ giao dịch này. Ngân hàng đóng một vai trò trọng yếu trong suốt quá trình thực hiện giao dịch thông qua việc điều phối giữa đơn vị phát hành, đơn vị bảo lãnh, các đơn vị tư vấn pháp lý và các nhà đầu tư.

Còn ông Theng Bee Han, Chủ tịch Phòng Thương mại Malaysia tại Việt Nam, cho rằng ASEAN hiện là khu vực kinh tế lớn thứ 6 thế giới, với tổng dân số ước đạt 650 triệu người. Khu vực này là một trung sản xuất và thương mại chính trên toàn cầu, đồng thời, đây cũng là một trong những thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới. Hoạt động mua bán và sáp nhập tại Đông Nam Á cũng như tại châu Á đang ngày càng gia tăng, trước sự bùng nổ trong đầu tư tại các thị trường đang nổi trong khu vực.

nhie u nha da u tu ngoa i quan tam co ho i ma o viet nam Sẽ đánh thuế 1% của giá chuyển nhượng khi M&A

Hùng Lê

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.