'Người tiên phong chỉ là kẻ dọn đường cho đối thủ nếu không sáng tạo'
Bị sếp cũ gọi là 'gái điếm', kiều nữ thôi việc để trở thành đối thủ cạnh tranh |
Khi một công ty tạo ra loại sản phẩm mới, chẳng hạn như thương hiệu Coca-Cola tạo ra sản phẩm nước ngọt có gas, ấn tượng mà họ tạo ra sẽ tồn tại trong nhiều thế hệ. Đó là ý kiến của Hồ Viết Nhật, giám đốc một công ty về giải pháp công nghệ ở TP Hồ Chí Minh.
“Coca-Cola ra đời vào năm 1892. Trong 126 năm qua, vô số đối thủ xuất hiện rồi biến mất. Chỉ Pepsi (ra đời năm 1898, tức là chỉ 6 năm sau Coca-Cola) vẫn là đối thủ đáng gờm. Nhưng, vào năm 2015, Coca-Cola kiểm soát 42,7% thị phần nước uống có gas ở Mỹ, trong khi Pepsi chiếm 31,1% thị phần”, anh Nhật nói.
Lê Xuân Din, người sáng lập và điều hành công ty Dinteco. Sản phẩm của anh là ốp chân chống xe máy. |
Nói theo cách khách, dù chỉ xuất hiện trước 6 năm, Coca-Cola vẫn kiểm soát hơn 11,6% thị phần so với Pepsi sau 126 năm.
“Một điều rõ ràng là những ấn tượng đầu tiên tồn tại lâu hơn so với tưởng tượng của chúng ta”, Nhật bình luận.
Lê Xuân Din, chàng trai sáng chế ốp chân chống xe máy Dintech, tự hào vì sản phẩm của anh là "kẻ tiên phong" trên thị trường. Nhưng theo anh, vai trò "tạo ra sản phẩm mới" chỉ là điều kiện cần. Muốn duy trì lợi thế của người tiên phong, doanh nhân vẫn phải liên tục đổi mới, sáng tạo, thích nghi với tình hình thực tế. Nếu không chịu thay đổi, rất có thể "kẻ tiên phong" sẽ chỉ là người dọn đường cho đối thủ.
"Mục tiêu cuối cùng của sự thay đổi là tạo ra giá trị và lợi ích lớn nhất cho khách hàng. Để đạt mục tiêu ấy, doanh nhân phải cởi mở, không bảo thủ", Din bình luận.
Phạm Thị Hà, người sáng lập hai thương hiệu mỹ phẩm Mommy Care và Mommy Beauty, đồng ý rằng doanh nghiệp sẽ có lợi thế lớn nếu tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới. Song cô nói thêm rằng lợi thế ấy rất mong manh.
"Nếu doanh nghiệp đi sau biết rút ra bài học từ sai lầm của người tiên phong, đồng thời phát huy những lợi thế riêng, họ vẫn có thể gây ấn tượng mạnh hơn và vượt lên. Quy luật này thể hiện rõ nét trong thời đại công nghệ 4.0", Hà giải thích.
Nếu không thể là kẻ tiên phong, hãy tạo ra giá trị mới
Với mọi sản phẩm trên thị trường, chúng ta luôn thấy một công ty tiên phong và vô số doanh nghiệp bắt chước. Trong số nhóm đối thủ đi sau, rất ít doanh nghiệp có cơ hội trở nên vĩ đại hoặc bám sát doanh nghiệp tiên phong. Chẳng hạn, trong trường hợp của Coca-Cola và Pepsi, cuộc đua nhiều thập kỷ cuối cùng trở thành sự cạnh tranh giữa hai công ty.
Nữ doanh nhân Phạm Thị Hà, người sáng lập thương hiệu mỹ phẩm Mommy Care và Mommy Beauty. |
Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong mảng máy tính cá nhân, với HP và Dell (chiếm 28,1% và 23,9% thị trường Mỹ), mảng ô tô với GM và Ford (lần lượt chiếm 17,4% và 15,3% thị phần). Nếu một doanh nghiệp là công ty xuất hiện ở vị trí thứ ba, tư hay năm trong những mảng đó, chúng ta sẽ không thể biết chắc tương lai của họ.
Nhưng liệu một công ty ra đời sau trong một mảng có thể thành công hay không?
“Có thể, nếu bạn tạo ra chức năng hay giá trị mới hoàn toàn cho sản phẩm, dịch vụ", Phạm Thị Hà khẳng định.
Hà kinh doanh khi nước uống đẹp da, collagen tràn ngập thị trường. Trước tình trạng ấy, Hà tung ra sản phẩm Collagen bổ sung thêm diệp lục, giúp người sử dụng không chỉ tăng vẻ đẹp của da, mà còn tăng cường sức khỏe, trị táo bón. Nhờ những tác dụng ấy mà sản phẩm của tôi có thể chinh phục niềm tin của khách hàng", Hà phát biểu.
Hoàng Tùng, một doanh nhân sở hữu nhiều công ty như Mr Lẩu, Pizza Home, là người áp dụng nguyên tắc "tạo ra giá trị mới" một cách triệt để. Chẳng hạn, trong khi đa số quán lẩu hiện nay chỉ phục vụ tại chỗ, Tùng nảy ra ý tưởng đưa lẩu về nhà khách hàng.
Hoàng Tùng, doanh nhân đa năng từng thành lập nhiều công ty như Pizza Home, Mr Lẩu. |
"Mặc dù một bữa lẩu có giá trị không lớn, chúng tôi vẫn làm bao bì, đóng gói mọi thứ một cách cẩn thận. Bát, đũa, đĩa, thìa luôn sạch sẽ nên khách hàng cảm thấy yên tâm", anh kể.
Hướng tiếp cận mới mẻ nhưng phù hợp tâm lý khách hàng nên chỉ sau hơn một năm, Mr Lẩu đã dẫn đầu mảng thị trường giao lẩu tại nhà ở thủ đô Hà Nội. Doanh thu của Mr Lẩu tăng đều sau từng tháng.
"Mô hình giao lẩu tới nhà khách hàng cũng giúp tôi giảm cực nhiều chi phí ban đầu so với việc đầu tư vào một quán lẩu truyền thống. Chi phí vận hành quán hàng ngày cũng ở mức rất thấp", anh nhận định.
Xem thêm |