Ngành điều Ấn Độ muốn cấm nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ từ Việt Nam
Hướng đi nào cho ngành điều Việt Nam? | |
Ngành điều Ấn Độ vẫn gặp khó cả về xuất lẫn nhập khẩu |
Ngành điều trong nước của Ấn Độ đã thành công trong việc cạnh tranh với Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2015 bằng khả năng của mình. Tuy nhiên, với thỏa thuận ASEAN, điều nhân chất lượng thấp vẫn thâm nhập được thị trường nội địa quốc gia này. Theo đó, hạt điều nhân vỡ được trộn lẫn với vỏ khô rồi nhập lậu vào Ấn Độ, và mã HS của điều thô thường được nhập khẩu với mức thuế thấp, một cơ quan xúc tiến điều của Ấn Độ cho biết.
Nhập khẩu hạt điều trong giai đoạn tháng 4 – tháng 12/2017 vào khoảng 500.000 tấn, với giá trị đạt 73,25 triệu rupee.
Những vẫn đề ngày đã được nhấn mạnh trong dự án phục hồi của Hồi đồng xúc tiến xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ (CEPCI) gửi lên Bộ Nông nghiệp quốc gia này nhằm giải cứu ngành công nghiệp đang rơi vào khủng hoảng.
CEPCI, như một biện pháp trong ngắn hạn, đã thúc giục chính phủ Ấn Độ đưa ra lệnh cấm hoàn chỉnh hoặc áp 100% thuế kết hợp với tăng giá nhập khẩu tối thiểu (MIP), đồng thời đưa vỏ hạt điều vào danh sách nhập khẩu tiêu cực. Ông RK Bhoodes, Chủ tịch của CEPCI cho biết thuế nhập khẩu đối với hạt điều thô cần đưa về mức 0% sớm nhất có thể để giúp các đơn vị nhỏ không xuất khẩu. Những động thái này cần được duy trì cho tới khi sản xuất nội địa có thể tự cung cấp cho thị trường.
Chỉ ra cơ giới hóa và tự động hóa là nhân tố giúp Việt Nam có thể sản xuất hạt điều thô có giá cao, hội đồng coi đây như những giải pháp trong dài hạn. Các đơn vị cơ giới hóa chế biến 80 kg hạt điều với giá 1.300 – 1.500 rupee, trong khi những đơn vị thủ công sản xuất với giá 3.000 – 4.000 rupee. Chính phủ Ấn Độ nên khuyến khích cơ giới hóa thông qua việc kéo dài các khoản vay lãi suất thấp, giúp tăng sản xuất và mở ra nhiều cơ hội việc làm.
Theo The Hindu Business, các đồn điền điều trên khắp Ấn Độ được khuyến khích để đạt đến mức tự đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu thô nội địa. Sản xuất hạt điều thô tại nền kinh tế lớn thứ ba châu Á đạt 700.000 tấn, trong khi nhu cầu là 1,6 triệu tấn dẫn đến cần nhập khẩu 900.000 tấn. CEPCI nhận định đây là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng ngành điều hiện tại.
Dự án phục hồi ngành điều cũng nhấn mạnh sự cần thiết của một gói kinh tế đặc biệt và một lần nữa sử dụng biện pháp khuyến khích xuất khẩu để tăng vốn hoạt động.