|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

‘Ngành công nghiệp đóng tàu VN đã qua đỉnh, năm 2018 có thể xảy ra tình trạng cung vượt cầu'

16:06 | 30/01/2018
Chia sẻ
Theo Trưởng phòng Tàu biển Cục Đăng kiểm Việt Nam, có chu kỳ phát triển 10 năm, đỉnh cao rơi vào các năm 1987 – 1997 – 2007 – 2017. Nhiều đơn vị dự báo, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã vượt qua đỉnh năm 2017 nên năm 2018 có thể sẽ xảy ra tình trạng cung vượt cầu.
nganh cong nghiep dong tau vn da qua dinh nam 2018 co the xay ra tinh trang cung vuot cau Một năm sau khủng hoảng Hanjin, ngành hàng hải thế giới 'trôi' về đâu?
nganh cong nghiep dong tau vn da qua dinh nam 2018 co the xay ra tinh trang cung vuot cau Sắp có thêm tàu cao tốc chạy tuyến TPHCM – Vũng Tàu
nganh cong nghiep dong tau vn da qua dinh nam 2018 co the xay ra tinh trang cung vuot cau 565 triệu USD bảo hiểm tập trung thân tàu biển cho đội tàu Vinalines
Triển lãm Hàng hải Châu Á (APM) lần thứ 15 sẽ được tổ chức tại Marina Bay Sands, Singapore từ ngày 14 - 16/3/2018 với sự tham dự của hơn 1.500 doanh nghiệp đến từ 60 quốc gia và hơn 15.000 đại biểu tham dự đến từ Châu Á.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm “Nâng cao năng lực ngành Hàng hải Việt Nam tại Triển lãm Hàng hải Châu Á (APM) 2018” được tổ chức hôm nay (ngày 30/1) tại Hà Nội, hầu hết các khách mời đều đồng tình với quan điểm rằng ngành hàng hải Việt Nam thời gian qua không phát triển nhiều nhưng những năm gần đây đã có những dấu hiệu khởi sắc.

Cụ thể, ông Lê Quang Trung, Phó tổng Giám đốc Vinalines cho biết, tổng lượng hàng vận tải theo đường biển năm 2017 của công ty đạt khoảng 160.000 tấn, tăng gần 7% so với năm 2016. Hiện công ty đang sở hữu hơn 90 tàu và có hệ thống các cảng nước sâu, hệ thống logistics tích hợp phục vụ hoạt động vận tải biển.

nganh cong nghiep dong tau vn da qua dinh nam 2018 co the xay ra tinh trang cung vuot cau
Hầu hết các khách mời đều đồng tình với quan điểm rằng ngành hàng hải Việt Nam thời gian qua không phát triển nhiều nhưng những năm gần đây đã có những dấu hiệu khởi sắc. (Ảnh: N.Lê)

“So với khu vực, quy mô của Vinalines thuộc tầm trung. Năm 2017, doanh nghiệp đã thực hiện được hơn 20% sản lượng vận tải biển của quốc gia. Ngành hàng hải của Việt Nam nói chung và của Vinalines nói riêng vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển”, ông Trung nói.

Hiện tại, Vinalines đang trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược (sẽ được nắm giữ tối đa 35% cổ phần của công ty) bởi công ty sẽ IPO trong năm 2018 này. Doanh nghiệp tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để cùng chia sẻ hoạt động, mở rộng thị trường và hợp tác về kỹ thuật, quản lý... Đối tác mà Vinalines kỳ vọng có thể chính là các công ty trong nước hoặc công ty đến từ Singapore tham gia trong Triển lãm Hàng hải Châu Á sắp tới.

Đồng quan điểm, ông Phạm Hải Bằng, Trưởng phòng Tàu biển Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp một số số liệu cho thấy vận tải hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam năm qua có sự tăng trưởng nhất định (khoảng từ 2 – 5%) đối với các loại hàng rời, hàng lỏng, container...

“Tuy nhiên, ngành công nghiệp đóng tàu của chúng ta có chu kỳ phát triển 10 năm, mà các đỉnh cao đã rơi vào các năm 1987 – 1997 – 2007 – 2017. Theo nhiều đơn vị dự báo, ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta đã vượt qua đỉnh năm 2017 nên năm 2018 có thể xảy ra tình trạng cung vượt cầu, điều này sẽ gây khó khăn cho cả ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển nói chung”, ông Bằng lo ngại.

Việt Nam đã có các doanh nghiệp đóng tàu cả trong quân đội và tư nhân; từ năm 2016 đã mở tuyến vận tải ven biển để san sẻ với vận tải đường bộ và hiện đã có hơn 1.500 tàu biển tham gia tuyến vận tải, trong đó có nhiều tàu mang kích thước rất lớn. Năm qua sự tham gia này quá nhiều nên bắt đầu đã có sự chững lại.

Hiện ngành vận tải biển thế giới cũng đang ngày càng gặp nhiều khó khăn do sự siết chặt thêm các quy định quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường biển. Ví dụ, quy định từ năm 2020, hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu sử dụng cho tàu biển là 0,5% - đây là một yêu cầu rất cao, sẽ khiến chi phí nhiên liệu tăng, chi phí bảo dưỡng, quản lý, vận hành cũng sẽ tăng lên.

nganh cong nghiep dong tau vn da qua dinh nam 2018 co the xay ra tinh trang cung vuot cau
Các khách mời chụp ảnh lưu niệm khi kết thúc buổi tọa đàm. (Ảnh: N.Lê)

Ngược lại với những đánh giá lạc quan nói trên, ông Nguyễn Tất Hoàn, Phó Giám đốc Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC) lại cho rằng năm qua ngành hàng hải Việt Nam “kém sinh khí” hơn và những số liệu tăng trưởng khoảng 2 – 5% nói trên vẫn là không đáng kể.

“Các doanh nghiệp đã bỏ phí một thị trường lớn – đó chính là thị trường trong nước. Chúng ta nên nhìn vào bài học ngành xuất khẩu dệt may khi thất bại đã quay về kêu gọi sự ủng hộ từ trong nước và đã phục hồi được. Hay như ví dụ về CTCP tàu cao tốc Superdong (chủ doanh nghiệp là người ngoại quốc) hiện đang rất phát triển và liên tục tăng trưởng, vậy mà chủ doanh nghiệp người Việt có lợi thế lại không nắm bắt được”, ông Hoàn trăn trở.

Việt Nam có 96 triệu dân với đường bờ biển dài, có nhiều đảo, quần đảo, tiềm năng du lịch lớn; có nhiều cảng nước sâu; theo đường biển có thể đi sang mọi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore... Vậy mà các doanh nghiệp không khai thác hết tiềm năng về nhu cầu của thị trường nội địa.

“Hiện Phú Quốc không có lượng tàu du lịch cần thiết. Năm qua, lượng khách du lịch đến từ Trung Quốc, Nga... sang nước ta lên đến hàng triệu người nhưng chúng ta lại không có đủ lượng tàu để phục vụ. Ngay như chính người dân Việt Nam, tôi tin rằng có đến 99,9% trong số dân ta chưa bao giờ đi dọc đất nước bằng đường biển... Vì vậy, ngành đóng tàu Việt Nam không cần bơi ra biển vội mà nên bơi ngay trong ao nhà mình thôi. Nếu tập trung đóng tàu composite để phục vụ ngành du lịch thì có đóng đến cả trăm năm mới đủ”, lãnh đạo PVEP POC nhận định.

Ngoài tàu du lịch, ông Hoàn cho rằng nhu cầu nguồn cung tàu cá cũng đang rất lớn khi Việt Nam đang có 120.000 tàu cá. Tàu cá vỏ thép có khối lượng lên đến 7 tần 6, trong khi các tàu composite chỉ nặng 1 tấn 6, độ bền hai loại tàu này gần như ngang nhau, trong khi tàu composite có chi phí sản xuất rẻ hơn rất nhiều...

N.Lê