|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng nên sợ Amazon trong cuộc giành thị phần tài khoản thanh toán?

08:25 | 12/03/2018
Chia sẻ
Gã khổng lồ công nghệ Amazon đang trong giai đoạn thương thảo với JPMorgan Chase để tạo ra một sản phẩm tương tự với tài khoản thanh toán.
ngan hang nen so amazon trong cuoc gianh thi phan tai khoan thanh toan Ripple phát triển ứng dụng thanh toán dựa trên Blockchain với 61 ngân hàng Nhật Bản
ngan hang nen so amazon trong cuoc gianh thi phan tai khoan thanh toan Dịch vụ thanh toán: Khốc liệt cạnh tranh miếng bánh thị phần
ngan hang nen so amazon trong cuoc gianh thi phan tai khoan thanh toan 5 xu hướng công nghệ đang thay đổi ngành ngân hàng châu Á

Ngân hàng có lý do để lo sợ Amazon

Ngoài lĩnh vực truyền thống bán lẻ, Amazon đang có những động thái nhảy vào ngành dịch vụ tài chính khi hãng đang tiến hành hợp tác với những ngân hàng lớn như JPMorgan Chase & Co. nhằm tạo ra một sản phẩm tương tự với tài khoản thanh toán cho những người trưởng thành trẻ ở Mỹ, tổ chức tư vấn quản lý Bain & Company cho biết.

ngan hang nen so amazon trong cuoc gianh thi phan tai khoan thanh toan

Mảng tài khoản thanh toán và tài khoản nợ của ngân hàng đặc biệt không sinh lời theo mô hình không thu phí nhắm đến những đối tượng nhân khẩu học không có sức mua mạnh như khách hàng trẻ tuổi. Bất chấp những khó khăn, Amazon vẫn có thể loại bỏ những phụ phí so với đa số ngân hàng bởi nền tảng kỹ thuật số sẵn có của hãng với phần lớn người dùng Mỹ và một nền tảng dữ liệu khổng lồ theo mô hình hành vi người tiêu dùng.

“Amazon có thể theo đuổi ngành không lợi nhuận này một phần bởi vì họ có thể thay đổi nền kinh tế ngân hàng. Amazon không có gánh nặng của thương hiệu đắt tiền và mạng lưới liên lạc, những chi phí chiếm trung bình 40% của các ngân hàng bán lẻ Bắc Mỹ. Thay vào đó, Amazon có thể hướng khách hàng mới thông qua mỗi việc hỏi Alexa, một trợ lý âm thanh trên thiết bị Echo”, theo Bain.

Những ngân hàng có lý do để lo sợ mặc dù Amazon sẽ không đảm nhiệm trọng trách của một ngân hàng, khi định chế tài chính sẽ thực hiện chức năng nạp tiền trong khi công ty công nghệ này phần lớn sẽ đảm nhiệm công việc thiết kế và quản lý trải nghiệm, phân bố khách hàng.

Tuy nhiên, một khi Amazon trở thành nhà đầu tư đồng thương hiệu trong ngành ngân hàng, công ty được kỳ vọng sẽ mở rộng việc cung cấp sản phẩm khác như ho vay, thế chấp, bảo hiểm tài sản và tai nạn, quản lý quỹ và bảo hiểm nhân thọ dài hạn.

“Nếu các ngân hàng không định hướng lại cách tiếp cận và tăng nhanh hiệu suất quy trình, họ sẽ chứng kiến những công ty công nghệ mở rộng nhanh chóng việc kinh doanh của mình. Đầu tiên, nó sẽ là một miếng không lợi nhuận mà không ai cần. Sau đó là phần còn lại của cái bánh”.

Ngân hàng có thể làm gì?

Những ngân hàng bán lẻ nên nâng cấp mảng kỹ thuật số của họ khi Bain nhấn mạnh rằng, họ sẽ vẫn thất bại cho những kênh kỹ thuật số như Amazon, một nửa khách hàng Mỹ đang thất vọng với những dịch vụ các ngân hàng cung cấp trên trang web truyền thống.

Những ngân hàng nên học tập từ chiến lược kỹ thuật số đã được thử nghiệm và kiểm tra của Amazon, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo những cách sáng tạo hơn là chỉ đẩy sản phẩm. Họ cũng có thể nâng cấp kênh phân phối hiện tại bằng cách hợp tác với các tổ chức công nghệ để cải tiến dữ liệu, Bain cho biết thêm.

ngan hang nen so amazon trong cuoc gianh thi phan tai khoan thanh toan
Ngân hàng phản ứng thế nào khi có Amazon

Để thực hiện điều này, ngân hàng cần phải tăng cường thích nghi với phương pháp linh hoạt trong nhiều hoạt động từ thiết kế sản phẩm đến quy trình quản lý, tích hợp phản hồi khách hàng, đưa ra sản phẩm cuối cùng khi cách tiếp cận này tạo ra kết quả đáng kể cho các ngân hàng tận dụng tối đa mô hình của mình.

Bain minh họa rằng một ngân hàng có thể sử dụng mô hình quản lý Linh hoạt để mở rộng quy mô với hơn 250 nhóm đang hoạt động trong khi một nhóm đã có thể tạo ra một bản thử nghiệm di động tài chính tự động trong vòng một tuần mà lẽ ra phải mất ít nhất 6 tháng.

“Có lẽ khó khăn lớn nhất đối với các nhà quản lý ngân hàng lớn và thành viên quản trị là Amazon có một tầm nhìn thế giới hoàn toàn khác biệt với việc tập trung vào giá trị khách hàng trọn đời, trong khi phần lớn ngân hàng vẫn làm nô lệ cho lợi nhuận “tệ” trong ngắn hạn.

Những ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính khác tập trung vào khách hàng lên trên sản phẩm, vào tình tiết thay vì chức năng, vào việc thử nghiệm và học hỏi hơn là tình huống kinh doanh, và vào lợi ích khách hàng trên sự nhất trí bên trong có thể sẽ bắt kịp vòng quay của Amazon khi nó nhảy cuộn vào thị trường của họ”.

Thành Nguyên