|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mỹ có thể đánh thuế trừng phạt Trung Quốc đến 60 tỷ USD do vi phạm sở hữu trí tuệ

14:53 | 14/03/2018
Chia sẻ
Mỹ có kế hoạch đánh thuế bổ sung lên đến 60 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc để trừng phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nước này, truyền thông Mỹ ngày 13/3 đưa tin.
my co the danh thue trung phat trung quoc den 60 ty usd do vi pham so huu tri tue Canada cáo buộc Trung Quốc phá giá thép trên thị trường quốc tế
my co the danh thue trung phat trung quoc den 60 ty usd do vi pham so huu tri tue Mỹ chính thức đánh thuế nhôm, thép nhập khẩu, tạm thời miễn trừ cho Canada và Mexico

Tổng thống Donald Trump có thể hiện thực hóa biện pháp cứng rắn trên vào cuối tháng này, theo sau quyết định đánh thuế lên nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ, như một phần trong chính sách “Nước Mỹ là trên hết” mà ông khởi xướng trong chiến dịch tranh cử.

my co the danh thue trung phat trung quoc den 60 ty usd do vi pham so huu tri tue
Tổng thống Donald Trump ký Mệnh lệnh Hành pháp "Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ" vào ngày 18/4/2017 nhằm bảo vệ nền kinh tế. Nguồn: Kevin Lamarque/Reuters.

Chính phủ Mỹ đang tìm cách nâng hàng rào thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo Reuters và nhiều cơ quan truyền thông khác của Mỹ, các dòng thuế này có thể mang về cho Mỹ 30 – 60 tỷ USD. Các dòng thuế bổ sung có thể nhắm vào sản phẩm công nghệ và viễn thông, Reuters dẫn các nguồn tin thân cận với chính phủ Mỹ. Danh sách chịu thuế có thể bao gồm đến 100 sản phẩm.

Chính phủ Tổng thống Donald Trump đang muốn viện dẫn Điều khoản 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ vốn cho phép tổng thống đánh thuế trừng phạt các hành vi thương mại bất bình đẳng. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cáo buộc Trung Quốc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, trong đó có việc làm giả hàng hóa tràn lan. USTR cũng lên án Trung Quốc vì buộc doanh nghiệp Mỹ phải chuyển giao công nghệ khi thành lập công ty con tại Trung Quốc.

Đề cập khả năng đánh thuế theo Điều khoản 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ, chính phủ Mỹ hồi tháng 8 đã khởi xướng vụ điều tra để ra phán quyết các hành vi liên quan đến sở hữu trí tuệ của Trung Quốc có bất bình đẳng hay không. Đạo luật này cho phép tổng thống kích hoạt các dòng thuế như một biện pháp phòng vệ khẩn cấp.

Bên cạnh các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như làm giả hàng hóa, Washington cũng kịch liệt phản đối việc Trung Quốc bắt buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ khi đầu tư vào nước này.

USTR đề nghị Nhà Trắng đánh thuế một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, hạn chế doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Mỹ và giới hạn thị thực đối với một số công dân nước này. Thuế quan sẽ không chỉ được áp dụng với sản phẩm công nghệ mà cả hàng tiêu dùng như hàng may mặc.

Trung Quốc hiện chiếm gần một nửa trong 800 tỷ USD thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ. Thuế suất cao đối với hàng điện tử và quần áo sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai nước và gây ra nhiều rủi ro cho nền kinh tế Mỹ, trong đó có lạm phát. Trong khi đó, thép Trung Quốc chỉ chiếm 2% tổng lượng thép nhập khẩu của Mỹ.

my co the danh thue trung phat trung quoc den 60 ty usd do vi pham so huu tri tue
Thép Trung Quốc chỉ chiếm 2% tổng lượng thép nhập khẩu vào Mỹ. Nguồn: Getty Images.

USTR cũng thúc giục các quốc gia đồng minh áp dụng các biện pháp tương tự với Trung Quốc. Cơ quan này từng hối thúc Nhật Bản, quốc gia từ lâu phản đối các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, có biện pháp mạnh tay tương tự Mỹ. Tuy nhiên, theo một quan chức thương mại Mỹ, Tokyo đã từ chối yêu cầu trên, cho rằng rất khó để Nhật Bản áp dụng các chính sách cứng rắn vì nước này không có quy định tương tự Điều khoản 301 của Mỹ. Thay vào đó, Nhật Bản đề nghị Mỹ cùng kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi cuối tháng 2 đã cử cố vấn kinh tế cao cấp Liu He đến Washington nhằm xoa dịu Mỹ. Ông Liu đã gặp Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và cho biết cam kết của Bắc Kinh trong việc cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ.

Tuy nhiên, vào ngày 7/3, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter, “Nước Mỹ đang ráo riết xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ. Chúng ta không thể để tình trạng này tiếp diễn như nhiều năm qua”.

Mỹ từng sử dụng Điều khoản 301, bắt đầu có hiệu lực từ năm 1974, trong tranh chấp thương mại với Nhật Bản vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, Washington bắt đầu hạn chế áp dụng điều khoản này từ khi WTO được thành lập vào năm 1995 vì Điều khoản 301 xung đột với các quy tắc thương mại quốc tế vốn cấm các biện pháp trừng phạt đơn phương.

Ông Trump bắt đầu phổ biến chính sách bảo hộ thương mại trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 2016. Viện dẫn lý do an ninh quốc gia theo Điều khoản 232 của Đạo luật Thương mại Mỹ, ông chủ Nhà Trắng đã thông báo đánh thuế lần lượt 25% và 10% lên thép và nhôm nhập khẩu. Để phản đối quyết định này, cố vấn kinh tế cao cấp Nhà Trắng Gary Cohn đã từ chức vào tuần trước. Tuy nhiên, đó lại là chiến thắng của cố vấn thương mại Peter Navarro, người đã tích cực vận động hành lang để hiện thực hóa sắc thuế trên.

Trường Giang