|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm Techcombank, ACB, VPBank và MBBank

15:59 | 07/04/2018
Chia sẻ
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service vừa nâng bậc xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn và phát hành tiền gửi nội tệ-ngoại tệ của 4 ngân hàng Việt Nam gồm ACB, Techcombank, MBBank và VPBank.
moodys nang xep hang tin nhiem techcombank acb vpbank va mbbank Moody's: Các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng tài sản, khả năng sinh lời nhưng vốn hóa sẽ giảm
moodys nang xep hang tin nhiem techcombank acb vpbank va mbbank VPBank và một giai đoạn 'có gì đó bất thường'

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's đã nâng mức xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn và nhà phát hành nợ dài hạn của Ngân hàng TCP Á Châu (Mã: ACB), Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank – Mã: MBB) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) từ B2 lên B1.

Moody cũng xếp hạng tiền gửi ngoại tệ của ba ngân hàng ACB, MBBank, Techcombank ở mức B2. Bên cạnh đó, tín dụng cơ sở của ba ngân hàng được nâng từ b1 lên b2.

Bên cạnh đó, Moody's đã thay đổi triển vọng của tiền gửi nội tệ và nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ của ACBMBBank và Techcombank từ Tích cực sang Ổn định, và điều chỉnh triển vọng đối với VPBank từ Ổn định sang Tích cực.

Moody's đã nâng mức xếp hạng của ACB, MBBank và Techcombank lên B1 từ B2 dựa trên việc Moody nâng cấp BCA của ngân hàng lên b1 từ b2.

Đồng thời, Moody's xếp hạng nhà phát hành tiền gửi nội tệ và ngoài tệ dài hạn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VP Bank – Mã: VPB ) ở mức B2 và nâng cấp tín dụng cơ sở (BCA) của ngân hàng từ b3 lên b2.

Techcombank có bộ đệm vốn lớn nhất trong 16 ngân hàng Việt Nam được Moody’s đánh giá

Đối với Techcombank, tín dụng cơ sở của ngân hàng được được nâng lên nhờ sự cải thiện của các chỉ số thanh toán: vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời.

Ngân hàng đã cải thiện đáng kể bộ đệm vốn, đặc biệt trong 5 tháng qua. Mới đây nhất và cũng ấn tượng nhất là việc nhận được khoản đầu tư 360 triệu USD vào tháng 3/2018 từ quỹ ngoại Warburg Pincus. Moody's ước tính tỷ lệ vốn lõi của ngân hàng (TCE) trên tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro (RWA) của ngân hàng tăng từ 9% vào năm 2016 lên 14,5% vào 201 , tạo cho Techcombank bộ đệm vốn lớn nhất trong số 16 ngân hàng Việt Nam được Moody's đánh giá cao.

Moody's dự kiến tỷ lệ vốn lõi của ngân hàng trên tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro (CE/RWA) của ngân hàng sẽ giảm xuống mức thấp hơn trong hai năm tới, do tăng trưởng tín dụng và đầu tư.

Tỷ lệ nợ xấu đã điều chỉnh của Techcombank năm 2017 đã giảm từ mức 7,3% năm 2016 xuống 4,2% vào năm 2017 (bao gồm các khoản cho vay thuộc nhóm 2-5, trái phiếu VAMC và các khoản phải thu khó đòi). Tài sản có vấn đề của ngân hàng giảm 37%, xuống còn 6.800 tỷ đồng trong năm 2017, chủ yếu là do việc trích lập dự phòng 2.900 tỷ đồng cho trái phiếu VAMC và khoản phải thu giảm đáng kể.

Moody's dự kiến Techcombank sẽ thu hồi được 1.900 tỷ đồng khoản phải thu vào năm 2018, góp phần cải thiện chất lượng tài sản của ngân hàng.

Trong năm tài chính 2017, các khoản cho vay của Techcombank khá đa dạng: 44% trong phân khúc doanh nghiệp, 16% trong phân khúc DNNVV, và 40% cho vay bán lẻ. Tỷ lệ cho vay bán lẻ có thể sẽ tăng lên vào năm 2018, trong khi tỷ lệ cho vay doanh nghiệp sẽ giảm.

Bên cạnh đó, ROA của Techcombank tăng từ 1,3% năm 2016 lên lên 2,4% năm 2017. ROA được cải thiện nhờ chi phí tín dụng của Techcombank giảm so với 2016, cũng như lợi nhuận một lần liên quan đến hợp đồng phân phối bảo hiểm (lệ phí 1.400 tỷ đồng). Moody's dự kiến rằng ngân hàng sẽ duy trì ROA tốt khoảng 2% vào năm 2018-2019.

Chất lượng tài sản của ACB được kỳ vọng tiếp tục cải thiện trong 12 -18 tháng tới

Đối với ACB, việc nâng cấp tín dụng cơ sở phản ánh chất lượng tài sản của ngân hàng được cải thiện, nhờ việc xử lý các tài sản bao gồm tài sản có vấn đề của nhóm 6 công ty liên quan tới bầu Kiên. Moody’s điều chinh Tỷ lệ nợ xấu của ACB, giảm từ 2,99% vào cuối năm 2016 xuống còn 0,95% vào cuối năm 2017. ACB đã trích lập dự phòng 1.500 tỷ đồng cho trái phiếu đặc biệt VAMC.

Moody kỳ vọng chất lượng tài sản của ACB sẽ ổn định trong vòng 12-18 tháng tiếp theo nhờ vào sự cải thiện trong môi trường hoạt động, từ đó sẽ hỗ trợ khả năng trả nợ của khách hàng vay ngân hàng.

Tín dụng cơ sở của ACB cũng phản ánh kỳ vọng của Moody's về sự sụt giảm dần về hệ số vốn của ngân hàng, do tăng trưởng vượt quá sự phát triển vốn nội bộ. Vào cuối năm 2017, tỷ lệ TCE/RWA là 8,2%.

moodys nang xep hang tin nhiem techcombank acb vpbank va mbbank

MBBank: Chất lượng tài sản và ROA sẽ cải thiện?

Việc nâng xếp hạng Tín dụng cơ sở của MBBank từ b2 lên b1 nhờ vào sự cải thiện về chất lượng tài sản cũng như kỳ vọng Moody's về tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) của ngân hàng được cải thiện vào năm 2018 khi MBBank mở rộng sang phân khúc bán lẻ, và giảm mức trích lập dự phòng.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm từ 4,7% vào năm 2016 xuống 2,9% vào năm 2017, chủ yếu là do việc tất toán toàn bộ của trái phiếu đặc biệt VAMC là 3.400 tỷ đồng. Moody's hy vọng rằng chất lượng tài sản của MBBank sẽ ổn định trong 12-18 tháng tiếp theo.

Mặt khác, BCA của MBBank cũng đã tính đến các khoản thu hao hụt vốn của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ gây áp lực giảm về vốn hóa.

Nâng xếp hạng Tín dụng cơ sở đối với VPBank

Moody's xếp hạng B2 cho VPBank và nâng cấp Tín dụng cơ sở (BCA) từ b3 lên b2.

Việc nâng cấp tín dụng cơ sở của VPBank tính đến khả năng sinh lời cao cũng như việc cải thiện vốn của ngân hàng .BCA cũng xem xét rủi ro tín dụng của VPBank tăng do đầu tư vào mảng tài chính tiêu dùng và mức độ thu hồi nợ kém so với các ngân hàng trong nước và quốc tế.

Tỷ lệ TCE/RWA của ngân hàng cải thiện từ mức 8,5% cuối năm 2016 lên 12,1% vào cuối năm 2017.

Sự cải thiện này nhờ vào việc ngân hàng phát hành cổ phiếu mới, phát hành cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu thưởng, cũng như lợi nhuận giữ lại cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng trung bình năm trên năm 26% vào năm 2017 so với mức tăng trưởng trung bình là 41% trong giai đoạn 2013-2016.

Tín dụng cơ sở ở mức b2 cũng đánh giá các chỉ số chất lượng tài sản yếu của VPBank, do ngân hàng có 20% vốn vay trong phân khúc tài chính tiêu dùng rủi ro cao. Khoảng 12% tổng số nợ xấu có điều chỉnh vào cuối năm 2017; cao hơn so với mức 11% vào năm 2016. Dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 51% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng vào cuối năm 2017 (năm 2016 là 50%).

Tại Việt Nam, Moody's xác định các khoản cho vay có vấn đề là các khoản vay thuộc nhóm 2-5 theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và tổng khối lượng trái phiếu phát hành bởi VAMC.