|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Metro Bến Thành-Suối Tiên đội vốn 30.000 tỷ, vốn ODA chậm giải ngân, TP HCM phải chi thêm 1.100 tỷ tạm ứng

11:20 | 26/10/2017
Chia sẻ
Dự án metro Bến Thành-Suối Tiên được phê duyệt với dự toán ban đầu là hơn 17.300 tỷ đồng, sau đó đội vốn lên hơn 47.300 tỷ đồng. Hiện vốn ODA chậm giải ngân, TP HCM phải tạm ứng ngân sách để chi trả cho các nhà thầu 1.100 tỷ đồng.
metro ben thanh suoi tien doi von 30000 ty von oda cham giai ngan tp hcm phai chi them 1100 ty tam ung
Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên đội vốn "khủng" 30.000 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Niên.

Vì đâu dự án đội vốn 30.000 tỷ đồng?

Chính phủ vừa trình Quốc hội Báo cáo về Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên.

Theo báo cáo, tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án được UBND TP HCM phê duyệt tại Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 16/4/2007 là 126.582,650 triệu Yên (tương đương 17.387,655 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau đó Dự án được UBND TP HCM phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 4480/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 với tổng mức đầu tư là 236.626 triệu Yên (tương đương 47.325,2 tỷ đồng).

Mức vốn đầu tư mới này bao gồm: Vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA, trước đây là JBIC) là 209.168 triệu Yên (tương đương 41.833,6 tỷ đồng, chiếm 88,4% tổng mức đầu tư; vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 27.458 triệu Yên (tương đương 5.491,6 tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức đầu tư).

Như vậy, tổng mức đầu tư của dự án đã bị đội vốn lên gần 30.000 tỷ đồng. Lý giải nguyên nhân đội vốn, báo cáo đưa ra 3 lý do.

Thứ nhất là do sự biến động khách quan của giá nguyên liệu, nhiên liệu và việc tăng mức lương tối thiểu từ năm 2006 đến năm 2009.

Thứ hai là do tăng khối lượng xây dựng nhằm đem lại hiệu quả đầu tư và khai thác cao hơn cho Dự án. Cụ thể, tăng đầu tư cho đầu máy, toa xe, trang thiết bị nhà ga nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lưu lượng hành khách dự báo vào năm mục tiêu thiết kế là năm 2040 (thay vì năm 2020 như trong Dự án đầu tư); áp dụng các trang thiết bị, hệ thống tiên tiến nhằm đạt sự an toàn cao nhất, đầu tư đầy đủ cho xưởng bảo trì sửa chữa, cho tòa nhà trung tâm điều khiển cho cả hệ thống đường sắt đô thị của thành phố và đầu tư cho trụ sở của Công ty Vận hành và bảo dưỡng đường sắt đô thị.

Nguyên nhân thứ ba là cập nhật tỷ giá Yên Nhật - Việt Nam đồng; tỷ lệ tính toán các chi phí dự phòng, rủi ro trượt giá cũng được cập nhật theo quy định mới, tính toán cho đến năm 2019 làm cho tổng mức đầu tư Dự án tăng.

TP HCM phải tạm ứng ngân sách 1.100 tỷ đồng để trả cho các nhà thầu

Về tình hình giải ngân vốn và cơ chế tài chính, báo cáo cho biết, về nguồn vốn đối ứng, lũy kế từ khởi đầu Dự án đến thời điểm báo cáo là 1.348 tỷ đồng, đạt 25% tỷ lệ tổng vốn đối ứng.

Về nguồn vốn ODA, lũy kế từ khởi đầu Dự án đến thời điểm báo cáo là 59.048 triệu Yên (tương đường 11.764 tỷ đồng), đạt 38% tổng vốn của 03 Hiệp định vay đã ký.

Báo cáo cũng cho hay, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc bố trí kế hoạch vốn ODA năm 2017 và trung hạn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 chưa đáp ứng theo nhu cầu, ảnh hưởng đến việc thanh toán cũng như khả năng các nhà thầu giảm tiến độ thi công, ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành Dự án vào năm 2020.

Cụ thể, Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 nhu cầu cần 20.930 tỷ đồng vốn nhưng hiện mới chỉ giải ngân được 7.500 tỷ đồng (đáp ứng 36%), còn thiếu 13.430 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2017 nhu cầu là 5.422 tỷ đồng nhưng hiện mới chỉ giải ngân được 2.119 tỷ đồng (đáp ứng 39%), còn thiếu 3.303 tỷ đồng.

Báo cáo cũng nêu rõ, để giải quyết khó khăn trong việc bố trí vốn ODA từ Ngân sách trung ương, năm 2017, UBND TP HCM đã tạm ứng từ Ngân sách của Thành phố để chi trả cho các nhà thầu 1.100 tỷ đồng.

Về tình hình thực hiện dự án đến nay, hiện công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành từ tháng 3/2015.

Cụ thể, dự án đi qua các quận: 1, Bình Thạnh, 2, 9, Thủ Đức (TP HCM) và một phần qua thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tổng diện tích đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) là 676.835,7 m2. Trong đó, diện tích bị ảnh hưởng bởi Dự án là 384.485,7 m2; diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội là 292.350 m2. Tổng kinh phí bồi thường GPMB, di dời hạ tầng kỹ thuật là 6.097,9 tỷ đồng do ngân sách Thành phố thực hiện.

Về công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu chính của Dự án, Dự án có các gói thầu chính như sau:

Gói thầu Tư vấn: Tư vấn chung do liên danh NJPT (Nhật Bản) thực hiện từ tháng 12 năm 2007. Hiện với gói thầu này đang xem xét các hồ sơ thiết kế kỹ thuật các gói thầu và thực hiện giám sát thi công.

Gói thầu 1a: Xây dựng đoạn ngầm, lý trình từ Km0-145 đến Km0+615 (CP1a) (Xây dựng đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố, bao gồm nhà ga ngầm Bến Thành và đoạn hầm metro dài 515m). Đây là gói thầu xây lắp chính sau cùng của dự án và là cơ sở để hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành toàn tuyến năm 2020. Đã ký hợp đồng với Nhà thầu Liên danh Sumitomo Mitsui - Cienco4 và tổ chức Lễ khởi công vào ngày 17 tháng 11 năm 2016, thời gian thực hiện 48 tháng. Khối lượng thực hiện tổng thể đạt khoảng 14%. Dự kiến hoàn thành gói thầu cuối năm 2020.

Gói thầu 1b: Xây dựng đoạn ngầm, lý trình từ Km0+615 đến Km2+360 (CP1b): (Xây dựng đoạn ngầm từ ga Nhà hát thành phố đến ga Ba Son, bao gồm 02 nhà ga ngầm và đoạn hầm khoan dài 781m, hầm đào hở dài 534m). Đã ký hợp đồng với Nhà thầu Liên danh Shimizu - Maeda và triển khai hợp đồng từ ngày 21 tháng 8 năm 2014, thời gian thực hiện 54 tháng. Khối lượng thực hiện tổng thể đạt khoảng 52%. Dự kiến hoàn thành gói thầu đầu năm 2020.

Gói thầu số 2 (CP2): Xây dựng đoạn đi trên cao và depot, dài 17,1km. Khởi công vào ngày 28 tháng 8 năm 2012. Nhà thầu Liên danh Sumitomo - Cienco6 đã triển khai thi công đại trà từ cuối tháng 4 năm 2013. Khối lượng thực hiện tổng thể đạt khoảng 70%. Dự kiến hoàn thành gói thầu đầu năm 2020.

Gói thầu số 3 (CP3): Mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng. Đã ký kết hợp đồng với Nhà thầu Hitachi và triển khai thực hiện hợp đồng từ ngày 05 tháng 8 năm 2013, thời gian thực hiện 56 tháng. Khối lượng tổng thể đạt khoảng 19%. Dự kiến hoàn thành gói thầu cuối năm 2020 (đồng thời với gói thầu 1a).

Gói thầu số 4: Hệ thống công nghệ thông tin cho Văn phòng Công ty vận hành và bảo dưỡng đường sắt đô thị. Dự kiến triển khai thiết kế kỹ thuật từ năm 2018 và thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến là 12 tháng, hoàn thành gói thầu vào tháng 4 năm 2020.

Theo tiến độ Dự án được duyệt, Dự án hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Tuy nhiên, do việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng gói thầu số 2; phân chia gói thầu số 1 thành gói thầu 1a và gói thầu 1b; xử lý tình huống đấu thầu của gói thầu số 3 và gói thầu 1b; thay đổi quy trình thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán, xây dựng cơ chế riêng về thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán đối với các dự án đường sắt đô thị… đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các gói thầu. Đến nay, tiến độ chung của Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành năm 2020.

Từ các vấn đề nêu trên, Chính phủ kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Dự án metro số 1 tuyến Bến Thành - Suối Tiên.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên được UBND TP HCM phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 4480/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 và đang được thực hiện đầu tư.

Quy mô dự án bao gồm:

- Xây dựng đoạn tuyến đường sắt đi ngầm dài 2,6 km;

- Xây dựng đoạn tuyến đường sắt đi trên cao dài 17,1 km;

- Công trình bao gồm 11 ga trên cao, 03 ga ngầm và 01 depot;

- Cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy, toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động...

Địa điểm xây dựng: Dự án đi qua địa bàn các quận: 1, Bình Thạnh, 2, 9 và Thủ Đức của TP HCM và huyện Dĩ An của tỉnh Bình Dương.

metro ben thanh suoi tien doi von 30000 ty von oda cham giai ngan tp hcm phai chi them 1100 ty tam ung Những ai chịu thiệt nếu Metro số 1 dừng thi công?

Thông tin dự án Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có nguy cơ bị dừng thi công do không bố trí được vốn ...

metro ben thanh suoi tien doi von 30000 ty von oda cham giai ngan tp hcm phai chi them 1100 ty tam ung Nhật Bản quan ngại việc chậm phân bổ vốn cho tuyến Metro số 1

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tỏ ý quan ngại về chậm phân bổ vốn cho tuyến Metro số 1 ở TP.HCM ...

Khánh Hà

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.