|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

M&A 2017 phức tạp hơn nhưng giá trị sẽ lớn hơn

08:25 | 04/03/2017
Chia sẻ
Tại Vietnam Access Day 2017, theo các chuyên gia, tiêu dùng và công nghệ sẽ tiếp tục là lĩnh vực nóng trên thị trường, nhiều khả năng sẽ diễn ra các thương vụ M&A đình đám.
ma 2017 phuc tap hon nhung gia tri se lon hon
Ảnh minh họa.

"Ngành hàng tiêu dùng là tâm điểm M&A 2017"

Ông Ngô Vinh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng đầu tư, Công ty Chứng khoán Bản Việt

Nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước đều quan tâm đặc biệt đến ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Nổi bật nhất phải kể đến nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.

Những năm gần đây, nhà đầu tư đến từ các quốc gia này có thể kể đến như Central Group, Aeon hay Berli Jucker đã tăng cường mua bán và sáp nhập với các doanh nghiệp tiêu dùng tại Việt Nam, với hy vọng tái lập câu chuyện thành công cách đây hai, ba thập niên tại đất nước của họ.

Trong thời gian tới, các giao dịch mua bán, sáp nhập trong ngành tiêu dùng sẽ tiếp tục diễn ra nhộn nhịp với giá trị mỗi thương vụ ngày càng lớn. Trong đó, dòng tiền sẽ có sự phân hóa rõ rệt khi ngành bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, đồ điện tử ngày càng thu hút vốn đầu tư, trong khi phương tiện đi lại và y tế phát triển chậm lại. Riêng M&A ngành ngân hàng sẽ chưa có nhiều đột biến trong thời gian tới vì Ngân hàng Nhà nước vẫn đang phải tập trung giải quyết các vấn đề nội tại.

Về hình thức cũng như đối tượng, tôi cho rằng, hoạt động M&A 2017 sẽ phức tạp hơn nhưng giá trị sẽ lớn hơn. Đặc biệt, các công ty startup, công ty có quy mô vừa và nhỏ đã quan tâm hơn đến vấn đề gọi vốn và theo tôi, đây sẽ là xu hướng mới trong hoạt động mua bán sáp nhập trong thời gian tới.

"Bùng nổ tài chính tiêu dùng"

Ông Ralf Mattheas, Giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường Infocus

Trong vòng một thập niên vừa qua, Việt Nam đang chuyển hướng dần từ nền kinh tế tiền mặt sang tín dụng và vay nợ. Người Việt sẵn sàng vay hoặc trả góp để sở hữu những sản phẩm mình mong muốn.

Ngày nay, người Việt có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đồng thời mức thu nhập ổn định hơn nên họ không ngại tìm đến các công ty tài chính để vay mua nhà, phương tiện đi lại hay đồ điện tử. Vì thế, tôi tin rằng, tài chính tiêu dùng sẽ sớm bùng nổ trong thời gian tới.

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đã đạt mức 16 tỷ USD vào năm 2015, với sự xuất hiện của hàng loạt công ty tài chính lớn nhỏ. Theo đó, hoạt động cho vay mua smartphone sẽ tiếp tục là dịch vụ hút khách nhất của công ty tài chính, khi mà 82% người tiêu dùng cho biết họ đã mua smartphone trong năm 2016 và phần lớn là để "lên đời" điện thoại cũ.

Điều thú vị là khi người tiêu dùng Việt ngày càng tập trung chi tiêu mua điện thoại, đi du lịch, ăn uống, họ lại sẽ thắt chặt hầu bao với các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Điều này cho thấy, mặt hàng FMCG sẽ tăng trưởng chậm lại trong những năm tới và người tiêu dùng sẽ tập trung mua các sản phẩm có mức giá vừa phải và tốt cho sức khỏe.

Ngọc Nhi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.