|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Luật mở ra cơ hội để sáp nhập ngân hàng

15:22 | 23/12/2017
Chia sẻ
Năm 2017 đã trôi qua mà chưa chứng kiến thêm thương vụ hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nào. Phải chăng lộ trình tái cấu trúc ngành ngân hàng đang diễn biến chậm lại so với giai đoạn trước đây?
luat mo ra co hoi de sap nhap ngan hang Hậu sáp nhập ngân hàng, câu chuyện của thời gian...
luat mo ra co hoi de sap nhap ngan hang Nhiều kỳ vọng cho M&A ngân hàng năm 2017

Trên thực tế, việc triển khai định hướng thu hẹp số lượng các tổ chức tín dụng (TCTD) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang chờ đợi các cơ sở pháp lý, chính sách mới được ban hành, nhằm hạn chế những rủi ro trong công cuộc tái cấu trúc ngành. Trong đó, quan trọng nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD đã được Quốc hội thông qua ngày 20-11-2017 và sẽ có hiệu lực từ ngày 15-1-2018.

luat mo ra co hoi de sap nhap ngan hang
Với những giải pháp hỗ trợ được ban hành, nhiều người kỳ vọng sẽ thu hút thêm các TCTD tham gia tái cấu trúc các ngân hàng đang yếu kém. Ảnh: NGUYỄN NAM

Điều khoản đáng chú ý nhất của luật này nằm ở các biện pháp hỗ trợ TCTD thực hiện phương án phục hồi. Theo đó, không chỉ TCTD yếu kém có cơ hội tiếp cận các khoản vay với lãi suất ưu đãi mà TCTD nhận hỗ trợ cũng nhận được nhiều ưu đãi đáng kể như được vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi đến mức 0%, được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; các khoản cho vay, tiền gửi tại TCTD bị kiểm soát đặc biệt được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.

Ngoài ra, TCTD nhận sáp nhập TCTD yếu kém có thể được phép bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu, đồng thời có thể hạch toán dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán và số tiền dự phòng đã trích lập của các khoản trên phù hợp với tình hình tài chính của TCTD bị kiểm soát đặc biệt với thời hạn tối đa không quá 10 năm.

Với những giải pháp hỗ trợ được ban hành, nhiều người kỳ vọng sẽ thu hút thêm các TCTD tham gia tái cấu trúc các ngân hàng đang yếu kém. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc mở rộng thị phần không phải là điều dễ dàng, do đó, TCTD nào muốn nhanh chóng gia tăng thị phần, tăng trưởng mạng lưới thì chiến lược nhận sáp nhập một ngân hàng khác có thể được cân nhắc.

Với những giải pháp hỗ trợ thiết thực mới, khả năng sắp tới sẽ có thêm nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập trong ngành ngân hàng, ngay cả với nhóm ba ngân hàng 0 đồng mà NHNN đã mua vào trong thời gian qua nhưng lộ trình phục hồi vẫn còn nhiều hạn chế.

Ở đây đơn giản là bài toán giữa lợi ích và chi phí. Nếu nhận thấy khả năng phục hồi của TCTD yếu kém sẽ không mất nhiều thời gian, nhất là khi có thêm hàng loạt giải pháp hỗ trợ của Chính phủ và NHNN, trong khi nguồn lực, tài sản, cơ sở khách hàng của đơn vị này là khá hấp dẫn thì việc một TCTD nhận hỗ trợ ban đầu và sau đó tiến dần tới việc sáp nhập là có thể xảy ra. Hiện tại Ngân hàng Ngoại thương (VCB) đang nhận hỗ trợ Ngân hàng Xây dựng, còn GPBank và OceanBank nhận được sự hỗ trợ từ VietinBank.

Hồi đầu năm nay VCB cho biết ngân hàng này đã chủ động xây dựng, hỗ trợ một ngân hàng thương mại yếu kém và đã đăng ký với Thống đốc NHNN và trình Chính phủ. Sau khi nhận được phê chuẩn của Chính phủ và NHNN, VCB cam kết sẽ là ngân hàng tiên phong tái cơ cấu thành công một ngân hàng yếu kém do Chính phủ và NHNN giao. Về cơ bản việc hỗ trợ không chỉ bao gồm nguồn lực con người mà còn cả nguồn tiền gửi đầu vào và dư nợ cho vay đầu ra, theo đó ngân hàng hỗ trợ có thể gửi tiền tại TCTD yếu kém với lãi suất ưu đãi đồng thời đảm bảo chia sẻ nguồn dư nợ cho vay đầu ra cho đơn vị này. Và để đảm bảo việc chia sẻ chi phí hỗ trợ thì NHNN có thể cho các TCTD hỗ trợ vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi, vốn đã có cơ sở pháp lý rõ ràng trong luật vừa ban hành.

Ngoài ra, NHNN gần đây cũng đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-NHNN ngày 4-5-2012 quy định về việc NHNN tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các TCTD cho nhất quán với điều luật mới. Theo đó, NHNN bổ sung thêm quy định có thể cho các TCTD hỗ trợ cơ cấu lại TCTD vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi.

Với những giải pháp hỗ trợ thiết thực mới, khả năng sắp tới sẽ có thêm nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập trong ngành ngân hàng, ngay cả với nhóm ba ngân hàng 0 đồng mà NHNN đã mua vào trong thời gian qua nhưng lộ trình phục hồi vẫn còn nhiều hạn chế. Quan trọng là NHNN có muốn hoặc đủ tin tưởng để giao lại và giao ở mức giá nào!


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thụy Lê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.