|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Lỗi tại... đất!

21:02 | 29/09/2017
Chia sẻ
“Xác định giá trị đất đai là khúc mắc lớn nhất của quá trình cổ phần hóa” - ông Nguyễn Thiềng Đức, nguyên Tổ trưởng Tổ cổ phần hóa của TPHCM, nhận xét như vậy vào đầu những năm 1990 của thế kỷ trước khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mới chập chững những bước đầu tiên.
loi tai dat
Bên trong khu đất số 4 Thụy Khuê, trụ sở chính Hãng Phim truyện Việt Nam. Ảnh: T.L

Hai mươi lăm năm sau việc xác định giá trị đất đai trong xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn nguyên tính thời sự đối với trường hợp chuyển đổi sở hữu nhà nước tại Hãng Phim truyện Việt Nam.

Khi thực hiện cổ phần hóa và bán cổ phần lần đầu ra công chúng, giá trị doanh nghiệp của hãng phim truyện được xác định và được các cơ quan chức năng phê duyệt ở mức 50 tỉ đồng (Vivasco trả 32,5 tỉ đồng để sở hữu 65% cổ phần). Có hai vấn đề được dư luận quan tâm ở đây. Vì sao giá trị doanh nghiệp của hãng lại thấp như vậy khi hãng đang nắm giữ hàng ngàn mét vuông đất ở những vị trí đắc địa của Hà Nội như số 4 Thụy Khuê? Thứ hai liệu thương hiệu của hãng đã được định giá đúng mức, bởi trong giá trị doanh nghiệp thương hiệu có giá 0 đồng?

Thương hiệu 0 đồng vì... đặc thù?

Xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được chính thức đưa vào quy định pháp lý cổ phần hóa kể từ cuối những năm 1990. Do hầu hết các đơn vị tiến hành cổ phần hóa đều thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nói cụ thể là ngành nghề kinh tế, nên việc xác định giá trị thương hiệu không quá khó dựa trên sự nhận biết của công chúng đối với thương hiệu. Một trong những vụ đình đám là giá trị thương hiệu kem đánh răng P/S được định ở mức 5 triệu đô la Mỹ khi bán cho Unilever năm 1997.

Hãng phim truyện không phải là doanh nghiệp kinh tế, mà là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đặc thù: điện ảnh - nghệ thuật thứ bảy. Định giá thương hiệu của hãng, vì vậy, khó như đi lên trời! Khi xem phim, khán giả thường nhớ tên diễn viên, đạo diễn, ít ai nhớ nhà sản xuất. Bởi thế ngay cả với những bộ phim kinh điển của Việt Nam như Chị Tư Hậu, Ngày lễ thánh, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội... khán giả nhớ mãi Trà Giang, Như Quỳnh, Lan Hương, Thế Anh... chứ bao nhiêu người nhớ các phim đó do hãng phim truyện sản xuất.

Xác định giá trị thương hiệu không đồng và mục đích thực sử dụng đất thuê sau cổ phần hóa là hai điểm nhấn cần phải được xem xét lại đối với việc cổ phần hóa Hãng phim truyện.

Tuy nhiên cho dù đặc thù thế nào đi chăng nữa đối với loại hình nghệ thuật điện ảnh, việc xác định giá trị thương hiệu của hãng phim truyện ở mức 0 đồng là không thể chấp nhận được. Có thể cơ quan chủ quản Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không có nhiều kinh nghiệm trong cổ phần hóa, nhưng còn Bộ Tài chính, chẳng lẽ cũng đồng ý thương hiệu của hãng chỉ đáng giá 0 đồng?

Nên nhớ giá trị thương hiệu được tính dựa trên chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ thương hiệu trong vòng năm năm trước cổ phần hóa chỉ là mức thấp nhất chứ không phải là mức bắt buộc ghi nhận. Phần lớn trong hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa đều có ý kiến chấp thuận về xác định giá trị doanh nghiệp của Bộ Tài chính. Hơn ai hết, các chuyên viên cổ phần hóa của Bộ Tài chính hiểu giá trị vô hình và hữu hình của một thương hiệu doanh nghiệp. Băn khoăn của dư luận là vì sao bộ chủ quản và Bộ Tài chính phê duyệt thương hiệu hãng phim truyện ở mức 0 đồng là có cơ sở.

Trăm sự tại ... đất!

Hãng phim truyện có nhiều đất đai và đất ấy tính theo giá thị trường có thể lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Những năm đầu tiên của tiến trình cổ phần hóa, đất đai của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định theo giá thị trường. Nhưng thế nào là giá thị trường và xác định theo phương thức nào để đảm bảo giá đất là giá thị trường, thì không có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Sau này khi các chuyên viên của Bộ Tài chính, Ban Đổi mới doanh nghiệp Trung ương vào làm việc với Tổ cổ phần hóa của TPHCM nhiều tháng trời (đặt ở Viện Kinh tế thành phố lúc bấy giờ), trải nghiệm thực tế ở các đơn vị chuyển đổi sở hữu nhà nước, mới đề nghị sửa đổi các quy định liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp. Theo đó các doanh nghiệp trước cổ phần hóa thuê đất của Nhà nước thì sau cổ phần hóa vẫn tiếp tục thuê. Giá thuê, thời hạn thuê, sử dụng đất thuê như thế nào, vào mục đích gì sau cổ phần hóa đều do Nhà nước quyết định. Ngắn gọn, doanh nghiệp cổ phần hóa được quyền sử dụng đất thuê theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, còn đất vẫn thuộc sở hữu Nhà nước. Theo quy định, đất thuê không được tính vào giá trị doanh nghiệp.

Nhìn từ đây, có thể hiểu vì sao giá trị doanh nghiệp của hãng phim truyện chỉ được xác định ở mức 50 tỉ đồng. Giá trị thương hiệu đã bằng 0 đồng, giá trị đất đai vì là đất thuê nên không tính vào giá trị doanh nghiệp, thử hỏi làm sao giá trị doanh nghiệp của hãng không thấp? Không thấp mới là lạ!

Trăm sự lỗi tại... đất! Mấu chốt của vấn đề đất thuê là sau cổ phần hóa chủ mới của các công ty cổ phần thường tìm mọi cách để chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất mà họ ký hợp đồng tiếp tục thuê với Nhà nước. Có hay không sự thất thoát tài sản Nhà nước chính ở việc chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất này. Với hãng phim truyện, theo phương án cổ phần hóa của hãng (đã được phê duyệt), thì đất được dùng để phục vụ cho việc sản xuất phim và chỉ sản xuất phim mà thôi. Nghĩa là có thể xây dựng phim trường trên đất ấy, chứ không được xây khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ hay cái gì khác ngoài phục vụ làm phim.

Xác định giá trị thương hiệu 0 đồng và mục đích thực sử dụng đất thuê sau cổ phần hóa là hai điểm nhấn cần phải được xem xét lại đối với việc cổ phần hóa hãng phim truyện. Đã có những ý kiến cho rằng liệu có nên cổ phần hóa những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đặc thù như hãng? Còn nếu cổ phần hóa thì ở mức độ nào? Nhà nước có nên nắm cổ phần chi phối? Những đối tác nào có thể tham gia mua cổ phần của hãng? Có nhiều hãng phim tư nhân; chủ sở hữu hệ thống các rạp chiếu phim; những đơn vị xuất nhập khẩu phim, phân phối phim; kể cả các hãng phim danh tiếng nước ngoài... có thể trở thành đối tác chiến lược của hãng phim truyện.

Lựa chọn đối tác chiến lược phù hợp cho hãng không chỉ là việc của hãng phim, của người lao động tại đây, mà còn là trách nhiệm của cơ quan chủ quản. Trách nhiệm này cơ quan chủ quản đã làm tròn vai?

loi tai dat 'Đất vàng' khu vực Hãng phim truyện Việt Nam giá bao nhiêu?

Mặc dù Hãng phim truyện Việt Nam nằm trên hơn 5.000 m2 đất tại mặt đường Thuỵ Khuê, Hà Nội nhưng khi cổ phẩn hoá ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hải Lý

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.