|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khủng hoảng ở Italia có thể khiến chứng khoán toàn cầu 'đổ máu', nhà đầu tư nên làm gì?

11:43 | 30/05/2018
Chia sẻ
Tâm lý nhà đầu tư dao động từ tột cùng thỏa mãn sang cực kỳ hoảng loạn giống với giai đoạn 2011-2012. Chỉ trong chưa đầy một tuần, triển vọng khu vực đồng euro đã thay đổi hoàn toàn.
khung hoang o italia co the khien chung khoan toan cau do mau nha dau tu nen lam gi Chứng khoán Mỹ ngày 29/5: Dow Jones giảm gần 400 điểm trước lo lắng khủng hoảng tại Italia
khung hoang o italia co the khien chung khoan toan cau do mau nha dau tu nen lam gi Thị trường thế giới chao đảo do lo ngại về khủng hoảng chính trị ở Italy

Chắc hẳn nhiều nhà đầu tư còn nhớ những ngày đen tối nhất của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu giai đoạn 2011 – 2012, khi mà sợ hãi bao trùm trên khối nợ khổng lồ của Italia, đe dọa ổn định của các ngân hàng và tăng trưởng ì ạch của lục địa già. Nỗi sợ hãi này chỉ được tạm gạt sang một bên vào năm 2012 bởi Ngân hàng Trung ương Châu ÂU ECB, chứ chưa được giải quyết dứt điểm. Giờ đây tâm lý hoảng sợ này đã quay lại, và có thêm nhân tố chính trị trong đó.

Ông Nicholas Spiro, giám đốc công ty tư vấn Lauressa Advisors tại London cho biết “Tâm lý nhà đầu tư dao động từ thỏa mãn tột cùng sang cực kỳ hoảng loạn giống với giai đoạn 2011-2012. Chỉ trong chưa đầy một tuần, triển vọng khu vực đồng euro đã thay đổi hoàn toàn.”

Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc không phanh hôm 29/5 khi các nhà đầu tư trên toàn cầu đua nhau bán tháo. Chỉ số Dow Jones giảm gần 400 điểm tương đương 1,58%, chỉ số S&P 500 giảm 1,2%. Trong khi đó các chỉ số chứng khoán FTSE MIB của Italia giảm 2,7%.

Tâm chấn nằm ở thị trường trái phiếu Italia với lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng 157 điểm cơ bản (1,57%) lên mức 2,41% còn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 41 điểm cơ bản lên 3,095%.

Về mặt chính trị, các nhà đầu tư lo lắng phe phi truyền thống (anti-establishment) sẽ tranh thủ được sự ủng hộ đông đảo hơn và sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về việc Italia rời khỏi EU.

khung hoang o italia co the khien chung khoan toan cau do mau nha dau tu nen lam gi

Italia là tâm điểm

Năm 2010, khủng hoảng nợ của châu lục lan từ Hy Lạp đến các quốc gia khác. Khi đó Italia với thị trường trái phiếu chính phủ lớn thứ 4 thế giới và nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực đồng euro bị coi là quá lớn và không thể giải cứu nổi. Do vậy, nếu Italia sụp đổ thì sự tồn vong của khu vực đồng euro sẽ bị đe dọa. Hy Lạp và các quốc gia nhỏ hơn không thể có tác động lớn tới mức này.

Chủ tịch ECB Mario Draghi từng được coi là người có công ngăn chặn khủng hoảng vào tháng 7/2012 khi tuyên bố rằng tổ chức này sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo toàn khu vực đồng euro. Tiếp đó, ECB thành lập Chương trình Giao dịch Tiền tệ giao ngay (OMT), cho phép ECB mua lại trái phiếu của một quốc gia trên thị trường thứ cấp để giảm chi phí vay nợ.

Chương trình kiểu nới lỏng định lượng này đã phát huy tác dụng, kéo lãi suất trên khắp Châu Âu giảm mạnh. Mặc dù lợi suất trái phiếu Italia đã tăng lên trong 2 tuần qua nhưng vẫn còn cách xa mức khủng hoảng. Nếu xảy ra khủng hoảng kéo dài, ECB có thể tái thực hiện chương trình OMT.

Tuy nhiên có một vấn đề nghiêm trọng là chính phủ Italia sẽ phải yêu cầu trợ giúp và đồng ý tuân thủ một chính sách tài khóa do các lãnh đạo eurozone đặt ra – và một chính phủ không thân eurozone chắc chắn sẽ không đồng ý việc này. Vì vậy, cuộc khủng hoảng này mang màu sắc chính trị nhiều hơn là tài chính.

khung hoang o italia co the khien chung khoan toan cau do mau nha dau tu nen lam gi
Thủ tướng Italia Pietro Carlo Padoan (phải) và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Mario Draghi. Ảnh: AFP

Những công việc còn dang dở

Trong khi đó, các lãnh đạo Châu Âu vẫn đang cố gắng tạo ra một khối tiền tệ đoàn kết hơn, bao gồm việc thống nhất cơ chế quản lý các ngân hàng và thắt chặt quy định tài khóa. Nhưng các biện pháp này bị coi là chưa đủ để khắc phục những vấn đề cố hữu của khu vực euro, vốn không có đơn vị quản lý chuyên trách về tài khóa.

Mặc dù các phong trào phi truyền thống tại Italia không lớn tiếng hoài nghi về khu vực euro nhưng vẫn cực lực phản đối các quy định tài khóa của EU và tỏ ra sẵn sàng đối đầu với lãnh đạo EU về kế hoạch chi tiêu của mình, châm ngòi cho một cuộc bán tháo trái phiếu chính phủ Italia.

Hiệu ứng lan truyền

Theo chuyên gia Stephen Brown tại Capital Economics, cho tới nay, tác động đối với thị trường trái phiếu chính phủ châu Âu còn khá hạn chế, cho thấy rằng các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào khả năng chịu đựng bất ổn chính trị tại Italia của nền kinh tế.

Nhưng một cuộc khủng hoảng kéo dài ở Italia chắc chắn sẽ gây tác động sâu rộng. Nếu một cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức, ông Stephen Brown cho biết, “sẽ gây ra những rủi ro hệ thống nghiêm trọng đối với toàn khu vực,” buộc ECB phải vào cuộc mạnh mẽ.

Nhà đầu tư cần làm gì

Trong ngắn hạn, các nhà đầu tư sẽ phải theo dõi sát sao các sự kiện diễn ra ở Italia, bao gồm cả lịch tổ chức bầu cử và quan điểm về khu vực euro của các đảng phái chính. Ngoài ra, các cuộc khảo sát trước bầu cử cũng sẽ làm thay đổi tâm lý nhà đầu tư.

Bill Adams, chuyên gia kinh tế tại PNC cho biết, nhìn chung, diễn biến hiện nay cho thấy rủi ro chính trị của khu vực euro vẫn đang hiện hữu nhưng chưa đến mức khiến các nhà đầu tư hoảng loạn.

Ông nói thêm “Italia không phải là con đường một chiều dẫn tới thiên đường hay tận cùng của thế giới. Tôi nghĩ điều có khả năng xảy ra nhất là trong năm nay sẽ có một cuộc bầu cử và như chúng ta đều biết, kết quả bầu cử thường đầy rẫy những bất ngờ.”

khung hoang o italia co the khien chung khoan toan cau do mau nha dau tu nen lam gi Giá bitcoin hôm nay (30/5): Khủng hoảng chính trị Italy đẩy thị trường tăng mạnh
khung hoang o italia co the khien chung khoan toan cau do mau nha dau tu nen lam gi Thị trường thế giới chao đảo do lo ngại về khủng hoảng chính trị ở Italy
khung hoang o italia co the khien chung khoan toan cau do mau nha dau tu nen lam gi Nguy cơ liên minh dân túy ở Italy đẩy Eurozone vào khủng hoảng mới

Kiên Dương