|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng gần 800 tỷ đồng trên HOSE phiên chốt NAV quý I

16:38 | 29/03/2024
Chia sẻ
NĐT ngoại có phiên rút ròng thứ 14 liên tục với quy mô hơn 795 tỷ đồng trên HOSE.

Trên HOSE, NĐT nước ngoài bán ròng hơn 795 tỷ đồng, tương đương với khối lượng hơn 25,4 triệu cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 795 tỷ đồng.

Đứng thứ hai trong Top bán ròng là VND với 189,3 tỷ đồng. Cùng chiều, VHM và STB bị rút ròng lần lượt 150,6 tỷ đồng và 145,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng rút ròng khỏi các mã VNM (87,2 tỷ đồng), PVD (53,9 tỷ đồng), NVL (47,7 tỷ đồng), VRE (43,9 tỷ đồng), CTR (37,8 tỷ đồng) và VCB (36,9 tỷ đồng)

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều mua, cổ phiếu MWG của Đầu tư Thế giới Di động dẫn đầu với giá trị gom ròng hơn 169,7 tỷ đồng, bỏ xa các mã còn lại trong danh mục gom ròng.

Theo sau, VPB và SSI lần lượt được mua ròng 54,6 tỷ đồng và 34,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lực cầu còn được ghi nhận ở CTG, DRC, TCH, FRT, CSV, KBC, PTB với giá trị thấp hơn.

Trên HNX, NĐT nước ngoài đẩy mạnh mua ròng gần 55 tỷ đồng với khối lượng 744.460 đơn vị.

Trong đó, cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam dẫn đầu bên mua với giá trị gần 51,3 tỷ đồng. Kế tiếp là các giao dịch tương tự ở các mã như IDC (19,1 tỷ đồng), GKM (4,8 tỷ đồng), PVI (2 tỷ đồng), LAS (1,5 tỷ đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng hơn 9,3 tỷ đồng ở cổ phiếu HUT của Tasco. Theo sau là SHS (7,6 tỷ đồng), CEO (3,4 tỷ đồng), LHC (2,5 tỷ đồng), TIG (1,5 tỷ đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 25 tỷ đồng, tương đương với khối lượng gần 1,6 triệu cổ phiếu.

Cụ thể, khối ngoại mua ròng hơn 11,4 tỷ đồng ở cổ phiếu DDV của DAP-Vinachem. Cùng chiều, giao dịch giải ngân còn được chứng kiến ở các mã BSR (10,4 tỷ đồng), ACV (3,7 tỷ đồng), VGT (3,5 tỷ đồng), …

Ở phía đối diện, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần hơn 4 tỷ đồng ở cổ phiếu NTC của Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên. Theo sau là các giao dịch tương tự với giá trị thấp hơn như WSB, MCH, PIV, VGI, …

Linh Chi

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.