HSC: Xử lý nợ xấu Sacombank phụ thuộc hoàn toàn vào thanh lý tài sản bảo đảm
HSC: Cổ phiếu Sacombank đối diện với áp lực bán trong ngắn hạn |
Xử lý nợ xấu phụ thuộc hoàn toàn vào thanh lý tài sản bảo đảm
Mặc dù, Sacombank đã cho thấy những tín hiệu tích cực trong xử lý nợ xấu trong những tháng gần đây, HSC cho rằng vẫn cần thêm thời gian để xem xét các số liệu tài chính trước khi xem xét điều chỉnh đánh giá đối với ngân hàng.
Với giá trị “các tài sản có vấn đề” rất lớn là 86 nghìn tỷ đồng theo ước tính cùa HSC, thực sự rất khó để Sacombank xử lý nợ xấu của mình hoàn toàn thông quá quy trình dự phòng và xử lý tương tự ở các ngân hàng khác như ACB. Do các hoạt động kinh doanh hiện tại của Sacombank không thể tạo ra đủ thu nhập để trích lập dự phòng một lượng nợ xấu lớn như vậy nên xử lý nợ xấu ở Sacombank sẽ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào việc thanh lý tài sản bảo đảm.
Do đó, nhu cầu từ thị trường nợ thứ cấp và định giá các tài sản đảm bảo trên thị trường thứ cấp là những yếu tố rất quan trọng. Và do quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng mới đang bắt đầu, theo HSC thời gian sẽ cho biết câu trả lời chính xác.
Dự báo lợi nhuận rất thấp trong năm 2017 và 2018
HSC giả định tín dụng tăng trưởng 8%, huy động khách hàng tăng trưởng 4%. Tỷ lệ NIM tiếp tục giảm từ 2,17% xuống chỉ còn 1,86% do phải thoái một lượng lớn lãi dự thu (Sacombank có 21.575 tỷ đồng lãi dự thu vào cuối năm 2016). Tăng trưởng thu nhập lãi thuần ước khoảng 20%, chi phí dự phòng tăng 135,92%.
Từ đó, HSC dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2017 Sacombank đạt 4,23 tỷ đồng (giảm 97,28%) do thiếu thông tin về định giá tài sản đảm bảo và thời gian xử lý cụ thể. Năm 2018 chỉ đạt 10,21 tỷ đồng do không có thông tin chắc chắn về việc thu hồi nợ xấu.
Sacombank chuyển sàn niêm yết: Được và mất
Quyết định đổi mã chứng khoán và đặc biệt là chuyển sàn niêm yết từ HOSE sang HNX của Sacombank đang đặt ra nhiều câu ... |