|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hoà Phát và chủ trương 'không bỏ trứng một giỏ' cho việc xuất khẩu và hoàn thiện chuỗi giá trị

13:06 | 05/04/2018
Chia sẻ
Hiện sản lượng xuất khẩu của Hòa Phát chiếm tỷ lệ thấp trong sản lượng tiêu thụ, Công ty chia ra nhiều thị trường khác nhau nhằm phân tán. Bên cạnh đó, dự án Gang thép Hoà Phát Dung Quất hoạt động bớt phần nào rủi ro từ các biện pháp phòng vệ, chống bán phá giá.
hoa phat va chu truong khong bo trung mot gio cho viec xuat khau va hoan thien chuoi gia tri Thép dây cuộn của Hòa Phát không phải chịu thuế chống bán phá giá vào Úc
hoa phat va chu truong khong bo trung mot gio cho viec xuat khau va hoan thien chuoi gia tri Lợi nhuận quý I/2018 của Hòa Phát không dưới 2.000 tỷ đồng
hoa phat va chu truong khong bo trung mot gio cho viec xuat khau va hoan thien chuoi gia tri ĐHCĐ Hoà Phát: Mỹ áp thuế thép nhập khẩu ảnh hưởng không đáng kể đến Tập đoàn

Sản lượng xuất khẩu của Hoà Phát chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ

Tháng 3 Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ tiến hành áp mức thuế lên đến 25% cho thép nhập khẩu. Thông tin này đã dấy lên mối lo ngại về làn sóng chiến tranh thương mại toàn cầu. Nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề như Trung Quốc, EU lên kế hoạch đối phó. Với quyết định của ông Donald Trump, ngành thép Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 12 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2018 của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (Mã: HPG) vừa qua, vấn đề được nhiều cổ đông quan tâm nhất thời điểm đó là liệu việc Mỹ áp thuế lên thép nhập khẩu có ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Sản xuất sắt thép là lĩnh vực cốt lõi, chiếm trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Hiện nay, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 23,9% và 26,4%.

Giai đoạn từ cuối năm 2016 trở về trước, Hoà Phát mới chỉ xuất khẩu sang Lào, Campuchia. Từ tháng 11/2016, Hòa Phát bắt đầu xuất những lô thép xây dựng đầu tiên sang Mỹ, Canada với sản lượng trên 10.000 tấn/tháng.

hoa phat va chu truong khong bo trung mot gio cho viec xuat khau va hoan thien chuoi gia tri
Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp

Nhìn vào số liệu có thể thấy sản lượng xuất khẩu của Hoà Phát so với sản lượng tiêu thụ qua các năm chiếm một con số rất nhỏ. Năm 2017, Hòa Phát đã xuất khẩu hơn 161.000 tấn thép thanh, thép cuộn.

Chủ tịch Trần Đình Long cho biết, chủ trương của Tập đoàn là không dành quá nhiều cho việc xuất khẩu. Về mặt tổng thể, tỷ lệ xuất khẩu của Hoà Phát rất nhỏ cũng như chính sách "không bỏ trứng vào một giỏ". Do đó việc Mỹ áp thuế 25% lên thép nhập khẩu ảnh hưởng không đáng kể đến Tập đoàn.

Sản xuất thép cán nóng giúp tránh biện pháp phòng vệ, chống bán phá giá

hoa phat va chu truong khong bo trung mot gio cho viec xuat khau va hoan thien chuoi gia tri
Ảnh: Hoà Phát

Chia sẻ thêm về việc xuất khẩu, Tập đoàn chọn chủ trương phát triển nhiều thị trường, bán nhỏ lẻ hơn là tập trung vào một thị trường.

Chống bán phá giá của thép Việt vào các thị trường xuất khẩu đã trở thành chuyện dài kỳ của ngành thép. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam phải đối mặt với 124 vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, trong đó có 30 vụ liên quan đến ngành thép.

Nguyên nhân khiến cho sản phẩm thép trở thành đối tượng thường bị điều tra chống bán phá giá là do các quốc gia đều muốn bảo hộ các ngành công nghiệp cơ bản. Trong đó, thép là ngành luôn được các Chính phủ ưu tiên bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước.

Trước rủi ro xuất khẩu, Hoà Phát đầu tư Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất với sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC thuộc giai đoạn 2 của dự án và cũng là hạng mục quan trọng nhất. Hiện chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào sản xuất được thép cuộn cán nóng, đều phải nhập khẩu 100%.

Dự án KLH sản xuất gang thép tại Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi có công suất 4 triệu tấn/năm, trong đó có 2 triệu tấn thép xây dựng và 2 triệu tấn/năm thép cuộn cán nóng, có thể linh hoạt sản xuất 3,2 triệu tấn/năm thép cuộn cán nóng tùy theo thị trường.

Tổng vốn đầu tư Khu liên hợp lên đến 52.000 tỷ đồng, ngang ngửa với tổng tài sản của cả Tập đoàn năm 2017. Mỗi giai đoạn đều có tổng vốn đầu tư 26.000 tỷ đồng, trong đó vốn cố định 20.000 tỷ đồng và vốn lưu động 6.000 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn tự có trên vốn cố định là 50% (vốn tự có 10.000 tỷ và vốn vay ngân hàng & các tổ chức tín dụng 10.000 tỷ).

Dự án dự kiến đi vào hoạt động đồng bộ cuối năm 2019.

Thép HRC là nguyên liệu đầu vào chính của sản phẩm tôn mạ và ống thép và Khu liên hợp này sẽ giúp khép kín chuỗi giá trị các sản phẩm thép.

Lần đầu tiên kể từ khi niêm yết, năm 2017 Hoà Phát phải huy động vốn từ chào bán gần 253 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 20.000 đồng/cp, để xây dựng giai đoạn 2 Dự án.

Bên cạnh đó, thay vì trả tiền mặt, Hoà Phát chọn chia cổ tức 2017 bằng cổ phiếu để dồn lực cho dự án, ông Long chia sẻ.

Có thể nói việc đầu tư dự án Gang thép Hoà Phát không phải là điều đơn giản. Với một đơn vị có tổng tài sản số 1 trong ngành vẫn phải loay hoay để huy động thì việc đơn vị khác đầu tư một dự án tương tự nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị là vô cùng khó khăn.

Hoà Phát cho biết nếu doanh nghiệp Việt chủ động được nguồn nguyên liệu với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sản xuất sẽ tránh nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ, chống bán phá giá như Mỹ đang áp dụng với thép cán nguội và tôn mạ nhập khẩu từ Việt Nam.

hoa phat va chu truong khong bo trung mot gio cho viec xuat khau va hoan thien chuoi gia tri Thép dây cuộn của Hòa Phát không phải chịu thuế chống bán phá giá vào Úc

Ảnh hưởng tới doanh nghiệp thép Việt có đáng kể?

7 thị trường xuất khẩu chính của ngành thép trong năm 2017, gồm các nước trong khối ASEAN (59,3%), Mỹ (11,1%), Liên minh Châu Âu (9%), Hàn Quốc (5,8%), Ấn Độ (3,4%), Đài Loan (2,25%), Australia (1,88%). Mỹ nhập hơn 11% nguồn thép từ Việt Nam, nhưng sản lượng thép chiếm không đến 2% trong tổng danh mục xuất khẩu của Việt Nam năm qua.

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) và Công ty cổ phần Thép Nam Kim (Mã: NKG) là hai doanh nghiệp Việt đang dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu vào Mỹ, tuy nhiên lượng tiêu thụ không quá 5% tổng sản lượng tại Mỹ.

Ngành thép toàn thế giới có thể sẽ gặp khó khăn sau quyết định áp thuế của Mỹ nhưng điểm tích cực đối với ngành thép của Việt Nam là từ năm 2018 trở đi, năng lực sản xuất thép cuộn cán nóng HRC của Việt Nam sẽ đủ để tạo nên CO (giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa) do có nhiều dự án mới đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt nhận định.

hoa phat va chu truong khong bo trung mot gio cho viec xuat khau va hoan thien chuoi gia tri Thị trường thép toàn cầu có thể được lợi từ đà tăng chậm lại của sản lượng thép Trung Quốc

Fomosa Hà Tĩnh và Hoà Phát sẽ là những đơn vị tiên phong trong việc sản xuất thép cuộn cán nóng HRC. Hoà Phát có thể cung ra khoảng 2 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC ở giai đoạn 2 của Dự án Hoà Phát Dung Quất. Còn dự án Formosa có thể sản xuất được 5,3 triệu tấn phôi dẹt để sản xuất thép HRC trong giai đoạn 1.

Hoàng Kiều