|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Hàng nghìn mét vuông đất công ở TPHCM bị bỏ hoang

12:11 | 18/05/2018
Chia sẻ
Theo kết quả giám sát của HĐND TP.HCM về tình hình quản lý và sử dụng đất công tại một số quận huyện, hiện trên địa bàn thành phố đang có 26 địa chỉ đất công đang bỏ trống, bỏ hoang nhiều năm qua, gây lãng phí rất lớn.
hang nghin met vuong dat cong o tphcm bi bo hoang
Khu đất bỏ hoang của CTCP Sinco.

Theo kết quả giám sát của HĐND TP.HCM về tình hình quản lý và sử dụng đất công tại một số quận huyện, hiện trên địa bàn thành phố đang có 26 địa chỉ đất công đang bỏ trống, bỏ hoang nhiều năm qua, gây lãng phí rất lớn.

Trong số các địa chỉ thì riêng tại quận Bình Tân hiện đang có hơn 50 lô đất do các cơ quan đơn vị trực thuộc Trung ương quản lý, sử dụng, trong đó có nhiều vị trí bỏ trống hoặc cho thuê lại.

Đơn cử như khu đất công rộng gần 2.700m2, tọa lạc tại 574 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân do Công ty Cổ phần Chế tạo Máy SINCO (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn) đăng ký sử dụng hiện vẫn bỏ hoang, cỏ mọc um tùm hơn chục năm qua.

Theo ghi nhận của PV, phần đất tiếp giáp phía mặt đường Kinh Dương Vương, dài khoảng 200m, đơn vị này đã cho dựng hàng rào bằng tôn nên rất khó quan sát hoạt động bên trong khu đất. Toàn bộ khu đất chỉ có một nhà để xe, với một vài xe khách loại lớn đậu, ngoài ra không còn bất cứ hoạt động nào khác.

Được biết, tình trạng bỏ hoang này đã diễn ra từ lâu, hơn chục năm nay. Từ tháng 10.2015, Sinco đã chuyển về địa chỉ mới tại lô B1-6 & B1-7, KCN Vĩnh Lộc 2, ấp Voi Lá, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Về tình hình khu đất, được biết, Sinco đã từng xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây khu thương mại phức hợp, cao ốc văn phòng phòng, tuy nhiên chưa được chấp thuận.

Đối với khu đất 574 Kinh Dương Vương vào năm 2009, đoàn giám sát của HĐND TP.HCM đã khảo sát thực địa và có kiến nghị thu hồi giao cho quận Bình Tân. Tuy nhiên, đến nay vẫn bỏ trống, trong khi đó, quận Bình Tân đang thiếu đất để xây nhà tái định cư, trường học... Dù vậy, tình trạng lãng phí đất công sau hơn 10 năm vẫn như cũ.

Một khu đất công bị bỏ hoang nhiều năm trên địa bàn này nữa là khu đất tại số 538 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM. Trước đây, diện tích đất này do xí nghiệp Phân bón An Lạc 1 thuộc Công ty Phân bón miền Nam (đơn vị chủ quản) sử dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài bỏ trống, khu đất này thuộc diện bị xử lý, thu hồi (theo Quyết định 09 của Thủ tướng) sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước. Từ năm 2011 (thời điểm thu hồi) đến nay, lô đất này vẫn bị bỏ trống, hoang tàn, nhếch nhác... ngay tại trung tâm quận Bình Tân.

hang nghin met vuong dat cong o tphcm bi bo hoang

Cảnh hoang tàn bên trong khu đất tại số 538 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM

Trước đó, Tổng Công ty Phân bón miền Nam xin chuyển mục đích sử dụng và xây khu phức hợp tại vị trí nói trên. Vào năm 2008, Bộ Tài chính và UBND TP.HCM cũng chấp thuận cho chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng khu thương mại dịch vụ kết hợp với chung cư cao tầng. Tuy nhiên, dự án không được thực hiện. Khu đất này đã bị Thanh tra Bộ TN-MT kiến nghị thu hồi. Theo thông tin mà PV có được, khu đất này đã giao cho một đơn vị khác quản lý, khai thác. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ “danh tính” đơn vị này và khu đất vẫn để trống, bỏ hoang.

Cũng tại quận Bình Tân, khu đất công rộng khoảng 9.000m2 tại số 620 Kinh Dương Vương, khu phố 1, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM được giao cho công ty Cổ phần Hóa Dược phẩm Mekophar cũng bị bỏ hoang nhiều năm.

Khu đất này cũng đã được UBND quận Bình Tân báo cáo trong danh sách 8 đơn vị sử dụng đất công không hiệu quả cách đây gần 10 năm. Theo đó, Mekophar chỉ sử dụng 400m2/9.000m2. Cho đến nay, phần đất này đang bỏ trống, rào bít bùng, chỉ vài người có thể ra vào.

Trong bối cảnh quận Bình Tân đang thiếu đất để xây nhà tái định cư, trường học... thì các khu đất công lại đang bị bỏ hoang đến hàng nghìn mét vuông đất gần chục năm qua thật sự lãng phí.

Bảo Chương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.