Hàn Quốc: Kinh tế suy thoái, nghề bói toán lên ngôi
Làm ăn khó khăn, nhiều người Hàn Quốc cầu viện tới pháp sư, thày bói. Ảnh: Kim Hong-ji. |
Những con số này phản ánh một thực tế của xã hội Hàn Quốc rằng, khi nền kinh tế suy thoái, nghề pháp sư, thầy bói lại lên ngôi. Ở Hàn Quốc, muốn hành nghề pháp sư hay thầy bói thì phải có chứng chỉ, bằng cấp. Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, việc thi lấy bằng và cấp chứng chỉ hành nghề cho pháp sư, thầy bói trở nên phát triển và tiêu chuẩn được hạ thấp. Điều tương tự diễn ra với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008.
Liên đoàn Pháp sư Hàn Quốc và Hiệp hội Thầy bói Hàn Quốc tuyên bố có tổng cộng gần 1 triệu thành viên. Đây là hai nghiệp đoàn có số lượng thành viên đông nhất với mỗi tổ chức có khoảng 300.000 thành viên đăng ký chính thức và 200.000 thành viên không đăng ký. Số lượng thành viên này tăng gấp đôi trong hơn 10 qua. Năm 2006, số lượng thành viên của Hiệp hội Pháp sư Hàn Quốc chỉ là 140.000 người.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, những người hành nghề tôn giáo năm 2011 gồm 14.483 giáo sĩ Tin lành, 46.905 nhà sư và 15.918 giáo sĩ Cơ đốc giáo. Pháp sư và thầy bói không được coi là những người hành nghề tôn giáo. Họ được đưa vào hạng mục những người hành nghề dịch vụ.
Ông Jo Sung-je, Viện trưởng Viện Văn hóa Mucheon, người đã có hơn 30 năm nghiên cứu về Shaman giáo ở Hàn Quốc, nói: “Khi kinh tế suy thoái, các trung tâm bói toán cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, số lượng người hành nghề tâm linh lại lên ngôi. Khi nhiều gia đình liên tục gặp phải khó khăn về kinh tế, nhiều người được cho là có liên hệ với thế giới tâm linh và trở thành pháp sư”.
Shaman giáo Hàn Quốc là một hình thức tôn giáo phổ biến và có lịch sử hàng ngàn năm. Trước khi các dòng tôn giáo chính như Phật giáo, Khổng giáo du nhập vào Hàn Quốc, Shaman giáo đã hình thành nền móng vững chắc trong đời sống tín ngưỡng của người dân Hàn Quốc. Niềm tin và các vị thần phù hộ cho gia đình là một điều khá quan trọng trong đời sống của người dân Hàn Quốc, đặc biệt ở nông thôn, nơi người vợ thường đảm đương công việc như một pháp sư. Người dân Hàn Quốc hiện đại thường có cái nhìn hai chiều về Shaman giáo, thậm chí họ còn có ý thức từ bỏ tôn giáo này, nhưng vẫn chịu nhiều ảnh hưởng bởi tư tưởng Shaman giáo trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi cuộc sống kinh tế trở nên bí bách, họ lại tìm đến các pháp sư như là người dẫn đường chỉ lối cho họ.
Pháp sư và thày bói đều có mục tiêu như nhau, nhưng cách hành nghề của họ khác nhau. Các pháp sư Hàn Quốc (được gọi là mudang, thường là nữ) được cho là có thể đoán tương lai của con người nhờ vào khả năng giao tiếp với thần linh. Trong khi đó, thày bói lại sử dụng thuật xem tướng hay triết học phương Đông để đoán hậu vận.
Một học viện liên kết với Hiệp hội Thày bói Hàn Quốc đã thúc đẩy công việc bói toán là một nghề thực thụ. Họ cho rằng, trong bối cảnh việc làm trở nên khó khăn, cộng đồng người cao tuổi đang ngày càng nhiều, bói toán có thể là một nghề an toàn và ổn định suốt đời. Một học viên của học viện này cho biết, ngày càng nhiều đơn xin học được gửi tới đây để được học làm thày bói. Đa số là những bà nội trợ đăng ký học khóa học ban ngày. Nhiều doanh nhân sắp về hưu cũng đăng ký học tại đây vào buổi tối. Học viên này nói: “Ngày càng nhiều lớp học về bói toán được mở ra và cũng ngày càng có nhiều người hành nghề bói toán bằng việc kết hợp giữa các ứng dụng bói toán trên mạng với kiến thức học được trong sách vở”.
Hanjin Shipping - Bài học từ 'gã khổng lồ' phá sản
Đã hơn một năm sau khi Hanjin Shipping Co., hãng vận tải đường biển lớn nhất Hàn Quốc, đệ đơn xin bảo hộ phá sản ... |
Cuộc đổ bộ của ngành giải trí Hàn Quốc
Ngày càng nhiều thương hiệu trong làng giải trí xứ Hàn đổ bộ vào Việt Nam bằng những động thái khác nhau và dần chiếm ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/