Gia tăng giá trị gạo Việt (Kỳ 1): Vì sao nông dân chưa mặn mà liên kết?
Cơ hội xuất khẩu gạo đang mở | |
Giá gạo Việt Nam giảm khi vào rộ vụ Đông Xuân |
Chính sự liên kết lỏng lẻo, mạnh ai nấy làm đã dẫn đến tình trạng cung cầu khi thừa, lúc thiếu, giá cả bấp bênh.
“Tại anh, tại ả”
Ông Lê Đức Thịnh - Phó cục trưởng, Cục hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết: nhằm xây dựng các mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới gắn sản xuất với tiêu thụ trong chuỗi giá trị nông sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 445/QĐ-TTg, Bộ NN-PTNT cũng đã ban hành kế hoạch 37/KH-BNN-KTHT.
Sau hơn một năm thực hiện 176 HTX, tổ hợp tác tham gia thí điểm đã cho thấy, 2 yếu tố tiên quyết để HTX tồn tại và phát triển là phải có chính sách hỗ trợ tín dụng và thiết lập mối liên hệ bao tiêu sản phẩm với giá tốt nhất, thì vẫn chưa được đảm bảo".
Bình luận xung quanh vấn đề này, trong hội nghị: “Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, xây dựng vùng nguyên liệu gạo an toàn, chất lượng cao vùng ĐBSCL” do Bộ NN-PTNT tổ chức mới đây tại TP Cần Thơ, ông Nguyễn Ngọc Nam – Quyền Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) cho biết, dự báo năm 2018 xuất khẩu gạo rất tốt, sản lượng có thể đạt trên 6 triệu tấn. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là diện tích sản xuất lúa liên kết còn nhỏ lẻ, manh mún, tình trạng nông dân liên kết "bẻ kèo" không bán lúa cho doanh nghiệp vẫn còn xảy ra, nhất là khi giá lúa trên thị trường biến động tăng cao.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL chuẩn bị nguồn hàng cho năm 2018. |
Ông Nam dẫn chứng, năm 2017, diện tích thực hiện liên kết của Vinafood 2 đạt 28.585ha, giảm hơn 10.000 ha so với năm 2016, nhưng sản lượng lúa mua theo hợp đồng chỉ đạt 30%.
Theo đại diện Vinafood 2, nhận thức về hợp đồng liên kết sản xuất ở một số nông dân còn rất hạn chế, chưa muốn liên kết, sợ bị ràng buộc. Còn HTX thì một số liên kết với doanh nghiệp còn mang tính hình thức, chưa chủ động, năng lực quản lý còn yếu…
Trong khi đó, đại diện các HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy, Tiền Giang), Đức Huệ (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp), Kinh tư A (Tân Hiệp, Kiên Giang)... cho rằng, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển HTX, nhưng nhiều HTX nông nghiệp vẫn khó tiếp cận được vốn tín dụng để tổ chức sản xuất; đa phần HTX thiếu vốn để thực hiện thêm các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho thành viên. Trong khi doanh nghiệp lo đầu ra cũng ít đầu tư từ đầu cho thành viên HTX.
Gỡ cách nào?
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, trước mắt trong năm 2018, Bộ đặt mục tiêu cho Hiệp hội lương thực Việt Nam và các công ty thành viên triển khai liên kết sản xuất trên diện tích khoảng 30.000ha với các HTX, tổ hợp tác tại khu vực ĐBSCL. Bên cạnh đó Bộ đang tập hợp đề xuất chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các HTX, trong đó có chương trình thí điểm tăng cường 2 cán bộ kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên cho các HTX; nghiên cứu ban hành bộ quy chuẩn sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu gạo vào các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật...; Đồng thời đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định về hợp đồng và tiêu thụ nông sản với dự thảo biện pháp chế tài đối với nông hộ vi phạm "bẻ kèo" là không được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước trong 5 năm.