Dự thảo luật đặc khu: Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh một loạt nội dung mới
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 'Đặc khu không dùng cơ chế lãnh đạo tập thể' | |
Luật Đặc khu kinh tế: Đặc biệt nhưng không được trái Hiến pháp | |
Luật đặc khu kinh tế chỉ vượt trội khi so 'ta với ta' |
Dự thảo luật đặc khu đang được điều chỉnh hoàn thiện |
Thành lập Hội đồng đặc khu, tối đa 11 người
Theo ông Đông, dự thảo luật đặc khu lần này đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội đối với phương án Trưởng đặc khu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ về việc hoàn thiện thêm mô hình này so với dự thảo đã trình.
Cụ thể là việc thành lập Hội đồng đặc khu. Hội đồng do Thủ tướng thành lập, có cơ chế khác với Hội đồng nhân dân hiện nay. Hội đồng có 3 chức năng chính, gồm:
Một là là tư vấn phản biện bắt buộc đối với các vấn đề lớn của đặc khu như: quy hoạch, chiến lược phát triển, phê duyệt kinh tế xã hội, ban hành văn bản pháp quy... “Đây là những vấn đề lớn, bắt buộc phải xin ý kiến Hội đồng đặc khu. Tất nhiên thẩm quyền quyết định vẫn là Trưởng đặc khu. Hội đồng này gồm tối đa 11 người, gồm đại diện nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà đầu tư chiến lược và cộng đồng doanh nghiệp”, ông Đông nói.
Chức năng thứ hai là kịp thời cảnh báo cho Trưởng đặc khu trong các quyết định. “Trưởng đặc khu có quyền ra quyết định, nhưng nếu thấy sai, Hội đồng đặc khu có thể báo cáo để cảnh báo, nhằm kip thời tránh sai lầm”.
Chức năng thứ ba là độc lập báo cáo, đánh giá hoạt động quản lý của Trưởng đặc khu. “Hội đồng do Thủ tướng lập và báo cáo trực tiếp với Thủ tướng. Nếu Trưởng đặc khu có những quyết định chưa phù hợp, Thủ tướng có thể cách chức”, ông Đông cho hay.
Cũng theo ông Đông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quy định rất rõ trong dự thảo cơ chế giám sát: hàng năm tiếp dân như thế nào, bao nhiêu ngày để đăng tải các quyết định của Trưởng đặc khu lên các phương tiện thông tin đại chúng…
“Ví dụ quyết định về đấu thầu, chỉ định thầu… sau 1 – 2 ngày là phải gửi lên. Cơ chế giám sát này thực chất hơn, kịp thời hơn. Hiện Bộ đã báo cáo Chính phủ làm theo phương án này”, ông Đông thông tin.
Bổ sung mô hình khu thương mại tự do
Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo luật đặc khu là phương án giao đất và cho thuê đất đến 99 năm. Đây là nội dung rất được quan tâm vì liên quan đến an ninh quốc phòng.
Theo ông Đông, Chính phủ hiện vẫn mong muốn thời hạn giao và cho thuê đất đến 99 năm. Tuy nhiên thời hạn này chỉ áp dụng với các dự án đáp ứng về quy mô, phù hợp với chiến lược phát triển từng đặc khu và do Thủ tướng quyết định.
“Tại sao chúng ta phải cố giữ thời hạn 99 năm? Thứ nhất là như Chính phủ đã trình trước đây, là để đảm bảo cạnh tranh. Thứ 2, quan trọng hơn là thông điệp. Khi chúng ta đưa ra cái này, báo chí quốc tế đã tiếp cận với chúng tôi, vì vậy nếu chúng ta thay đổi thì nó không còn tính đặc thù nữa”, ông Đông nhấn mạnh.
Ngoài nội dung trên, ông Đông cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã hoàn thiện, bổ sung các chính sách mới, hiện đã trình Ủy ban Pháp luật để các cơ quan khác có ý kiến.
“Ví dụ chúng tôi bổ sung mô hình khu thương mại tự do. Hiện nay chúng ta có khu phi thuế quan rồi nhưng chính sách chưa rõ nên trong luật sẽ bổ sung khu thương mại tự do, gắn với cảng biển và sân bay để cạnh tranh với quốc tế.
“Ngoài ra chúng tôi bổ sung thêm một số cơ chế về đất đai. Chính sách đất đai trong đặc khu là thấp hơn so với hiện hành. Cái này chúng tôi trước đây đã làm rồi nhưng hiện đang tiếp tục rà soát.
“Việc miễn tiền thuê đất, chúng tôi đã điều chỉnh, kể cả nhà đầu tư chiến lược cũng được miễn không quá 30 năm, nhưng không quá 1/2 thời gian hoạt đọng của nhà đầu tư để đảm bảo chúng ta có nguồn thu cho đặc khu. Cái nữa là chính sách ưu đãi về đất đai cho Phú Quốc sẽ giảm hơn so với Vân Đồn hay Bắc Vân Phong tại vì đất đai tại đây không còn nhiều. Ngoài ra chúng ta hoàn thiện hơn cơ chế nhà đầu tư được hưởng ưu đãi nhưng mà phải thực hiện dự án”, ông Đông cho biết.
Chỉ có 3 chức danh là công chức, còn lại là hợp đồng
Một nội dung đáng chú ý, theo ông Đông, là dự thảo luật đặc khu đã bổ sung rõ hơn về công chức hợp đồng.
Theo đó chỉ có Trưởng đặc khu, Trưởng cơ quan chuyên môn, Trưởng khu hành chính là công chức như hiện hành, còn tất cả các cấp khác là công chức hợp đồng.
“Công chức hợp đồng là những người được Trưởng đặc khu kí hợp đồng để thực hiện các nhiệm vụ theo vị trí được giao và được trả lương trên cơ sở kết quả công việc. Nếu không làm được thì có thể bị thay thế”, ông Đông nói.