Dự báo giá heo hơi (2/1): Có thể chuyển biến tích cực?
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay duy trì trong khoảng 30.000 - 36.000 đồng/kg
Với mức giá heo hơi tốt nhất trong khu vực vẫn được ghi nhận tại những tỉnh giáp biên giới phía Bắc và các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh ...
Tại miền Bắc, nhờ giá heo cải thiện, giá heo giống cũng tăng lên, có nơi báo đạt tới 1 triệu đồng/con loại 10 - 15kg. Tuy nhiên, mức giá phổ biến vẫn là khoảng 600.000 - 700.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên cũng không thay đổi, với mức giá phổ biến nhất đang nằm trong khoảng 29.000 - 31.000 đồng/kg. Tính chung toàn miền, giá heo hơi tại miền Nam đang được giao dịch trong mức 27.000 - 33.000 đồng/kg.
So với 2 khu vực còn lại, miền Nam là khu vực có sự dao động ít nhất trong thời gian qua. Càng gần Tết Nguyên Đán lượng heo bán được càng nhiều hơn, nhưng giá heo hơi vẫn chưa biến động mạnh. Mặc dù vậy, giá heo hơi tại phủ thủ nuôi heo Đồng Nai đã ghi nhận sự thay đổi tích cực, tăng lên mức 28.000 - 30.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, dù lượng heo bán được đang tăng lên. |
Triển vọng ngành chăn nuôi heo của Anh năm 2018
Giá heo đã được cải thiện nhiều trong năm 2017, chạm đỉnh tháng 7, ở mức cao nhất từng được ghi nhận 3 năm trước.
Giá đã giảm dần kể từ khi nguồn cung cấp trong nước tăng lên trong khi nhu cầu chậm lại.
Tuy nhiên, theo ông Jonty Lister, chuyên gia tư vấn của Andersons, với dấu hiệu tăng trưởng vững chắc của đồng bảng Anh, các nhà sản xuất vẫn có thể lạc quan vào năm 2018 rằng mức giá cao này sẽ được duy trì.
Mặc dù vậy, ông cho biết thêm triển vọng trung và dài hạn cho ngành chăn nuôi heo vẫn không chắc chắn.
"Yếu tố quan trọng nhất sẽ là mối quan hệ thương mại trong tương lai của Anh với Liên minh châu Âu (EU). Ngành chăn nuôi heo được hỗ trợ một cách gián tiếp thông qua thuế nhập khẩu đáng kể (50 - 150 euro cho 100kg) đối với các sản phẩm từ bên ngoài EU. Điều này khiến hầu hết thịt heo nhập khẩu không có sức cạnh tranh trong thị trường khối liên minh".
Ông Lister nhận định, nếu Anh và EU tiếp tục tiếp chính sách miễn thuế nhập khẩu trong việc tiếp cận thị trường của nhau sau Brexit, thì sự thay đổi về giá cả sản lượng sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không có thỏa thuận nào được ký kết, thương mại sẽ tuân theo các quy tắc của WTO, điều này sẽ có tác động đáng kể đến ngành chăn nuôi heo của Anh.
Các chiến dịch tiếp thị trong tương lai nên tập trung vào các tiêu chuẩn phúc lợi cao của các sản phẩm của Anh để ngăn chặn hàng nhập khẩu giá rẻ.
Khoảng 40% đàn heo của Anh được chăn nuôi theo hệ thống ngoài trời, thường cho năng suất thấp hơn chăn nuôi trong nhà, ông Lister nói.
Bên cạnh đó, các nhà nhà sản xuất nên tập trung vào việc giảm chi phí sản xuất.
“Trong báo cáo InterPig, năm 2015, chi phí sản xuất của Anh trung bình ở mức 1,33 bảng Anh/kg, so với mức 1,18 bảng Anh/kg tại châu Âu và 0,8 bảng/kg tại Mỹ. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất Anh”, ông Lister cho biết.
Hệ thống nuôi và hoàn thiện của Anh nên hướng tới tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) là 2,0 - 2,3. Chỉ 10% hệ thống ở Anh đạt được FCR 2,0, trong khi trung bình là 2,4.
Các doanh nghiệp cũng nên thường xuyên ghi nhận và kiểm soát biên độ thức ăn, với thức ăn chăn nuôi ước tính chiếm khoảng 55 - 60% chi phí sản xuất tại Anh, nhưng ví dụ chỉ gần 50% ở Đan Mạch, chủ yếu là vì chỉ số FCR tốt hơn.
Việc sử dụng công nghệ để ghi lại tất cả các chỉ số hoạt động chính có thể cải thiện việc quản lý, cũng như các lựa chọn quản lý rủi ro, đặc biệt là mua bán thức ăn.