Dự báo giá heo hơi (29/12): Sẽ không có biến động cho tới hết tuần?
Dự báo giá heo hơi (28/12): Liệu có bất ngờ biến động sau 2 ngày lặng sóng? | |
Dự báo giá heo hơi (27/12): Biến động khó đoán | |
Dự báo giá heo hơi (26/12): Tiếp tục tăng mạnh tại miền Bắc? |
Giá heo hơi hôm nay duy trì xu hướng ổn định ở cả 3 miền
Cụ thể, giá heo hơi miền Bắc hôm nay vẫn được thương lái thu mua trong khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại các địa phương khác như Hải Dương, Hà Nam hay Hưng Yên phổ biến ở mức 33.000 - 35.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, giá heo hơi dao động trong khoảng 26.000 - 33.000 đồng/kg. Trong khi giá heo hơi tại miền Nam giao dịch trong mức 26.000 - 30.000 đồng/kg, mức thấp nhất cả nước.
Theo thông tin từ thị trường, việc giá heo hơi miền Nam đang thấp hơn miền Bắc 5.000 - 6.000 đồng/kg khiến nhiều thương lái đã bắt đầu mua heo từ miền Nam và đưa ra miền Bắc để tiêu thụ. Hành động này có thể đẩy giá và tiêu thụ bớt lượng heo tại đây do nguồn cung vẫn lớn. Mặt khác giải quyết được tình trạng khan heo đang diễn ra ở một số địa phương phía Bắc khi người dân ngại tái đàn vì lo giá thấp.
Ổn định là xu hướng chung của giá heo hơi ở 3 miền trong những ngày qua. |
Thịt có thể cũng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Theo VTV mỗi năm, một con bò thải ra một lượng khí C02 ngang bằng lượng khí thải của một chiếc xe hơi chạy quãng đường hơn 9.000 km. Cả châu Âu có khoảng 24 triệu con bò, tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà ngành chăn nuôi thải ra là một con số ấn tượng.
Nếu tính cả quá trình chế biến thịt, thì cừu và bò đứng đầu bảng về khí thải có hại cho Trái đất, cao hơn nhiều so với lợn và gà. Tờ Người bảo vệ của Anh trích nghiên cứu cho biết ngành chăn nuôi toàn thế giới đóng góp tới 15% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.
Nhiều nước đã tăng thuế đánh vào than đá và dầu mỏ, hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch để giảm lượng khí thải có hại cho Trái đất. Một bài báo khẳng định, thuế thịt trước sau cũng không thể tránh khỏi. Bài báo cho hay, ngoài khí thải từ những con bò, chăn nuôi còn gây ô nhiễm nguồn nước; ăn nhiều thịt dẫn tới các bệnh như béo phì, tiểu đường và ung thư, làm cho xã hội tốn kém thêm. Vậy nên, đánh thuế công nghiệp thịt dường như như sẽ là chuyện tất yếu.
Tuy nhiên, ý tưởng này bị nông dân và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phản ứng dữ dội. Thịt phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, chịu chung số phận với thuốc lá, than đá và đường kính là khó chấp nhận. Thế nhưng, theo một tờ báo, 2 năm trở lại đây, Nghị viện các nước Đan Mạch, Đức, Trung Quốc và Thụy Điển đã từng thảo luận xem có nên tạo ra sắc thuế mới đánh vào ngành chăn nuôi hay không.
Một tờ báo Ireland cho rằng, không nên dùng thuế cao đánh vào thịt để hạn chế tiêu thụ, có cách tốt hơn, vừa hạn chế tiêu thụ thịt, lại vừa có lợi cho nông dân. Bài báo trích lời ông Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Ireland, rằng “nếu chính phủ không muốn người dân ăn nhiều thịt thì hãy giúp nông dân tăng giá thịt, biến thịt thành sản phẩm cao cấp”, như vậy, tiêu thụ thịt vẫn giảm, mà thu nhập của nông dân không giảm. Theo bài báo, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên thịt sẽ là “cực kỳ khó″, và trong ngắn hạn chuyện này khó có thể thành hiện thực.