|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng khá do không còn ảnh hưởng bởi sự cố Formosa

13:52 | 29/08/2017
Chia sẻ
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng đạt 318.000 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Những địa phương có doanh thu tăng đứng đầu đều là các tỉnh giáp biển như Bình Định, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu…
doanh thu dich vu luu tru an uong tang kha dokhong con anh huong boi su co formosa
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng khá do không còn ảnh hưởng bởi sự cố Formosa. (Ảnh: Linh Lê)

Dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng có doanh thu tăng 11,3% so với cùng kỳ

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 khoảng 330.000 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.

Bao gồm, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 249.000 tỷ đồng, tăng 1,5% và tăng 12%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 39.000 tỷ đồng, giảm 6,8% và tăng 8,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3.200 tỷ đồng, giảm 4% và tăng 18,9%; doanh thu dịch vụ khác đạt 38.700 tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 12,6%.

Tính chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 2,6 triệu tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,9% (cao hơn mức tăng 8,5% của cùng kỳ năm 2016).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm nay đạt khoảng 1,9 triệu tỷ đồng, chiếm 75% tổng mức và tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,6%; may mặc tăng 13,9%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,6%; phương tiện đi lại tăng 7,6%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 2,9%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng đạt 318.000 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng mức và tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 8,9% của cùng kỳ năm 2016). Một số địa phương có doanh thu tăng khá như Bình Định tăng 20,2%; Thanh Hóa tăng 17,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 12,2%; Hà Nội tăng 10,2%; TP HCM tăng 6,5%. Mức doanh thu này tăng khá do lượng khách quốc tế và du lịch trong nước 8 tháng năm nay tăng mạnh và hoạt động ăn uống ngoài gia đình không còn bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung (sự cố Formosa) năm 2016.

Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng khoảng 23.100 tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số tỉnh có doanh thu tăng như Bắc Giang tăng 25,1%; Khánh Hòa tăng 22,9%; TP HCM tăng 12,2%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 12%; Hà Nội tăng 5,4%; trong khi các tỉnh khác lại giảm là Đà Nẵng giảm 1,7%; Hậu Giang giảm 4,4%; Sóc Trăng giảm 5,8%; Bình Phước giảm 21%; Lào Cai giảm 23,1%.

Doanh thu dịch vụ khác 8 tháng năm nay đạt khoảng 303.400 tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng mức và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu của Thanh Hóa tăng 18,6%; Lâm Đồng tăng 16,3%; Quảng Ngãi tăng 15,7%; Tuyên Quang tăng 14,7%; TP HCM tăng 8,5%; Hà Nội tăng 5,7%.

doanh thu dich vu luu tru an uong tang kha dokhong con anh huong boi su co formosa Việt Nam đón hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế trong tháng 8
doanh thu dich vu luu tru an uong tang kha dokhong con anh huong boi su co formosa Gần 25.000 người thất nghiệp do ảnh hưởng sự cố Formosa

Tháng 8, vận tải hành khách và hàng hóa đều giảm

Vận tải hành khách tháng 8 đạt khoảng 343,9 triệu lượt khách, giảm 0,3% so với tháng trước và 16,1 tỷ lượt khách.km, giảm 0,2%.

Tính chung 8 tháng, vận tải hành khách đạt 2.665 triệu lượt khách, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước và 121,1 tỷ lượt khách.km, tăng 9,3%. Trong đó, vận tải hành khách đường bộ đạt 2.509,6 triệu lượt khách, tăng 11% và 81,4 tỷ lượt khách.km, tăng 8,3%; đường hàng không đạt 30,8 triệu lượt khách, tăng 14,8% và 34,5 tỷ lượt khách.km, tăng 12,1%; đường sắt đạt 7,1 triệu lượt khách, giảm 1,1% và 2,8 tỷ lượt khách.km, tăng 7,9%; đường biển đạt 4,5 triệu lượt khách, tăng 11,6% và 231,3 triệu lượt khách.km, tăng 12%.

Vận tải hàng hóa tháng 8 đạt 119,4 triệu tấn, giảm 0,6% so với tháng trước và 22,5 tỷ tấn.km, tăng 0,6%. Tính chung 8 tháng, vận tải hàng hóa đạt 944,8 triệu tấn, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước và 175,4 tỷ tấn.km, tăng 6,4%. Trong đó, vận tải trong nước đạt 922,9 triệu tấn, tăng 10% và 87,5 tỷ tấn.km, tăng 11,5%; vận tải ngoài nước đạt 21,9 triệu tấn, tăng 0,5% và 87,9 tỷ tấn.km, tăng 1,7%.

Xét theo ngành vận tải, đường bộ đạt 733,4 triệu tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước và 46,4 tỷ tấn.km, tăng 11,8%; đường sông đạt 162,2 triệu tấn, tăng 7,4% và 34,4 tỷ tấn.km, tăng 7,9%; đường biển đạt 45,3 triệu tấn, tăng 10,4% và 91,7 tỷ tấn.km, tăng 3,2%; đường sắt đạt 3,7 triệu tấn, tăng 8,9% và 2,3 tỷ tấn.km, tăng 11,1%.

doanh thu dich vu luu tru an uong tang kha dokhong con anh huong boi su co formosa Ngành vận tải biển và những khó khăn chồng chất

Trong bối cảnh ngành vận tải biển suy giảm, lợi nhuận của các hãng tàu giảm trung bình 70% so với trước khủng hoảng tài ...

doanh thu dich vu luu tru an uong tang kha dokhong con anh huong boi su co formosa Ngừng Đề án Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng TP HCM đến năm 2025

UBND TP HCM vừa chấp thuận ngưng thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng của thành phố đến ...

Linh Lê

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.