Đánh bại Hàn Quốc, Singapore, Úc... Việt Nam lọt top 5 quốc gia huy động vốn từ IPO tốt nhất khu vực châu Á
Việt Nam đã đánh bại các thị trường tiền tệ giàu truyền thống như Hàn Quốc, Singapore và Úc trong danh sách huy động vốn IPO để trở thành một trong những nhà phát hành hàng đầu châu Á dựa trên giá trị trong quý đầu năm nay, báo cáo mới nhất “Thúc đẩy IPO xuyên biên giới” của Baker McKenzie cho biết.
Theo sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, các tổ chức phát hành từ Việt Nam đã huy động được 2,3 tỷ USD đến chủ yếu từ 3 cái tên (Vinhomes, Techcombank và Môi trường Đô thị An Giang).
Tuy nhiên, sự bất ổn địa chính trị, biến động thị trường đã ảnh hưởng đến kết quả IPO trong nửa đầu năm 2018 tại châu Á - Thái Bình Dương nói chung, mức giảm 21% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhưng công ty luật toàn cầu khẳng định rằng, châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang duy trì hoạt động khá tích cực.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) |
Sự sụt giảm của thị trường châu Á - Thái Bình Dương
Giá trị IPO toàn châu Á Thái Bình Dương hiện đứng ở mức 31,9 tỷ USD, giảm 21%; trong khi khối lượng 400 giao dịch giảm 31%.
Sự sụt giảm được nhân rộng trên cả thị trường nội địa và xuyên biên giới với giá trị trong nước giảm 22% xuống còn 26 tỷ USD và khối lượng giảm 34% còn mức 360; trong khi giá trị qua biên giới giảm 12% xuống còn 5,6 tỷ USD và khối lượng giữ ở mức 40, báo cáo cho biết.
5,5 tỷ USD được huy động thông qua IPO xuyên biên giới |
Mặc dù hoạt động giảm, chỉ số xuyên biên giới của châu Á – Thái Bình Dương tăng hơn 21% lên 15,9 điểm khi tỷ trọng danh sách xuyên biên giới trong khu vực lên 18% (so với 16% trong quý I/2017)về giá trị lên 10% (so với 7% trong quý I/2017) về mặt số lượng.
“Ở châu Á – Thái Bình Dương, dòng chảy giao dịch có thể cải thiện khi cải cách thị trường, điều này có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết xuyên biên giới”. David Holland – Chủ tịch khối thị trường vốn Baker McKenzie cho biết.
Ông đưa một ví dụ về cấu trúc chia sẻ kép ở Hong Kong có thể thu hút các công ty niêm yết ở Mỹ và giới thiệu biên lai lưu ký trên đại lục, cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc có thể tham gia vào các khoản đầu tư quốc tế.
Trong số các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam được đánh giá là quốc gia tạo điểm sáng trong hoạt động niêm yết với trường hợp của CTCP Vinhomes - nhà phát triển bất động sản cao cấp lớn nhất cả nước.
Sự ham muốn của các nhà đầu tư vào nhu cầu nhà ở chất lượng cao tại các thành phố lớn đưa Vinhomes trở thành công ty niêm yết giá trị lớn thứ hai tại Đông Nam Á.
Doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội IPO ở nước ngoài
Với kích cỡ của thị trường Trung Quốc, nước này khó có thể tránh khỏi các tác động của địa chính trị và biến động thị trường.
Giá trị niêm yết công khai của các công ty Trung Quốc suy giảm trong nửa đầu năm, chỉ đạt 18,9 tỷ USD (giảm 18% so với cùng kỳ) trong khi khối lượng giảm tới 70%.
Nguyên nhân được cho biết, hoạt động IPO giảm là do các quy định niêm yết bị hạn chế, dẫn đến việc các công ty Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ phải chọn thị trường nước ngoài để niêm yết công khai.
Sự tăng trưởng giá trị IPO xuyên biên giới của Trung Quốc, ngược lại giá trị IPO nội địa lại sụt giảm |
Các công ty của Trung Quốc tổ chức phát hành qua biên giới mạnh nhất trong quý I/2018.
Trung Quốc chiếm 36% tổng các hoạt động xuyên biên giới và 44% tổng giá trị huy động qua biên giới trong giai đoạn này.
Báo cáo cho thấy ngành công nghệ cao dẫn đầu tất cả các ngành khác theo giá trị về IPO xuyên biên giới Trung Quốc (4.246 triệu USD), tiếp theo là bất động sản (1.111 triệu USD) và tài chính (913 triệu USD). Trung Quốc hiện đang cho phép các công ty công nghệ tiếp cận dễ dàng hơn với các nhà đầu tư trong nước.
Các nhà chức trách đã xác nhận chương trình thu tiền gửi của Trung Quốc (CDR). Trong hình thức hiện tại của mình, kế hoạch này sẽ bao gồm các công ty công nghệ được niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường hơn 32 tỷ USD và các công ty công nghệ chưa niêm yết có giá trị hơn 3,1 tỷ USD.