|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Cuộc đua mặt bằng mở cửa hàng tiện lợi ở Sài Gòn

15:30 | 21/01/2018
Chia sẻ
Hơn 10 thương hiệu cửa hàng tiện lợi đang chen chúc nhau tại TP HCM và so kè quyết liệt trong cuộc đua tìm mặt bằng mở cửa hàng mới. 
cuoc dua mat bang mo cua hang tien loi o sai gon Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc ‘tấn công’ thị trường Việt Nam
cuoc dua mat bang mo cua hang tien loi o sai gon Việt Nam sắp đón cửa hàng tiện ích GS25 đầu tiên của Hàn Quốc
cuoc dua mat bang mo cua hang tien loi o sai gon Vì sao nói Trung Quốc đi tiên phong về phát triển cửa hàng tiện lợi không người bán?

Vị trí đông dân cư, ưu tiên gần chợ, trường học, khu vực văn phòng và đường du lịch… là một vài tiêu chí “cốt tử” về mặt bằng mà các hệ thống cửa hàng tiện lợi đang rao riết săn tìm tại TP HCM.

Từ khi khai trương cửa hàng đầu tiên vào giữa năm ngoái, đến nay 7-Eleven đã có 11 cửa hàng rải ở quận 1, quận 2, quận 7 và quận Bình Thạnh, tập trung vào các khu văn phòng, địa điểm đông dân cư và khu đô thị cao cấp.

Trên hàng loạt trang rao vặt về bất động sản, môi giới liên tục đăng thông tin tìm mặt bằng cho thương hiệu này ở tất cả các quận. Một bản tin cho hay, mặt bằng nhỏ sẽ chấp nhận giá thuê tầm 40 triệu đồng mỗi tháng. Mặt bằng lớn hoặc nằm ngay vòng xoay sẽ trả lần lượt tầm 90 triệu và 120 triệu đồng mỗi tháng. Mặt bằng tối thiểu phải có chiều ngang 8m và chiều dài 30m.

“Các vị trí quan trọng thì hiện nay sự cạnh tranh của thị trường rất lớn, đẩy giá mặt bằng tại tất cả vị trí trung tâm, có mật độ dân cư lớn lên rất cao”, bà Nguyễn Thị Hồng Trang – CEO GS25 Việt Nam nhận định nhân dịp thương hiệu này ra mắt thị trường hôm 19/1.

cuoc dua mat bang mo cua hang tien loi o sai gon

Chọn được một vị trí đẹp tại trung tâm TP HCM để mở cửa hàng tiện lợi là chuyện khá 'vất vả'.

Cùng với bà Trang, ông Yun Ju Young, Giám đốc điều hành của thương hiệu, cũng thừa nhận mặt bằng đang là một trong những khoản tốn kém nhất cho việc thâm nhập thị trường cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Thậm chí, GS25 còn biết chắc sẽ không có lời hoặc thậm chí là lỗ trong 3 năm đầu.

“Đầu tư cửa hàng tiện lợi ban đầu cần rất nhiều vốn, từ hệ thống vận chuyển phân phối đến mặt bằng, trang thiết bị… Chúng tôi phải cần vượt qua giai đoạn này và cũng đã xác định trước được vấn đề này. Khi vượt qua được, có thể nhân rộng mở lớn thì mới có thể phát sinh lợi nhuận” ông Yun Ju Young nói.

Tuy nhiên, GS25 cũng có một lợi thế trong cuộc đua mặt bằng là sự hậu thuẫn của Sơn Kim Land. SG25 Việt Nam có đến 70% vốn của Sơn Kim Land và 30% vốn từ GS25 Hàn Quốc. Phía Sơn Kim Land đang tạo điều kiện tối đa để các cửa hàng GS25 được mở tại hệ thống bất động sản mà công ty đang quản lý và kinh doanh. Thậm chí, trên đường Trương Định (Quận 3, TP HCM), một cửa hàng thời trang của Sơn Kim được chuyển đổi sang thành cửa hàng tiện lợi.

“Khu vực Trương Định xung quanh có đến 5 trường học và cộng đồng người làm việc văn phòng rất nhiều. Măt bằng dân cư khu vực đó có thu nhập cao. Chúng tôi thấy vị trí này mở cửa hàng tiện lợi thì hợp hơn cửa hàng thời trang bởi vì thời trang thì cần buôn có bạn bán có phường”, bà Trang lý giải.

“Đất chật người đông”, vì có đến hơn chục thương hiệu nên việc mở cửa hàng tiện lợi ở vị trí trung tâm luôn là sự giành giật quyết liệt. Nếu không có sẵn đất như GS25 thì cũng phải có vốn mạnh như Vinmart+. Chỉ trong tháng 12 năm ngoái, thương hiệu này vận hành thêm hơn 100 cửa hàng ở 11 tỉnh thành. Tính trung bình mỗi ngày có hơn 3 cửa hàng VinMart+ được khai trương. Thương hiệu này hiện với 1.000 cửa hàng hầu như đã hiện diện rộng khắp ở TP HCM và lan rộng không ngừng trên cả nước.

Nhìn toàn cảnh, hệ thống cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đang đua nhau mọc lên. Rất hiếm hệ thống báo cáo có lãi vì vẫn đang đua nhau đổ tiền vào mặt bằng để nâng số lượng cửa hàng so với đối thủ. FamilyMart, Ministop, Circle K, B’s Mart liên tục mở rộng số lượng và giờ đã không còn ngại đứng cạnh nhau.

Có khi, trên cùng một tuyến đường chỉ vài trăm mét, người tiêu dùng có thể chọn vào Circle K, FamilyMart hay B’s Mart theo sở thích. Đường Bùi Thị Xuân (Quận 1) là một ví dụ về cảnh tượng này. Thậm chí, chỉ cần rẽ qua Tôn Thất Tùng một chút là có thêm một cửa hàng 7-Eleven.

cuoc dua mat bang mo cua hang tien loi o sai gon

Dòng người tò mò xếp hàng để vào mua sắm khi thương hiệu cửa hàng tiện lợi mới của Hàn Quốc đến Việt Nam.

Các tên tuổi “mới toanh” như GS25 hay Toromart cũng tham vọng có hàng trăm đến hàng nghìn cửa hàng. Chào sân thị trường được 3 ngày, GS25 đang có 3 cửa hàng và lên kế hoạch đạt 50 cửa hàng tại TP HCM trong năm nay. Trong vòng 10 năm, công ty tham vọng có 2.500 cửa hàng trên toàn quốc. Cũng mới ra mắt cuối năm nay nhưng Toromart dự địnhđạt đến con số 200 cửa hàng ngay trong 2018.

Tính đến quý II/2017, tổng diện tích sàn cửa hàng tiện lợi tại TP HCM đạt hơn 244.000 m2. Stephen Wyatt - Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho biết mình chưa bao giờ thấy cảnh xếp hàng của vào 7-Eleven như ở Việt Nam. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ tại đây.

Cũng theo vị chuyên gia này, việc thuê mặt bằng để mở cửa hàng tiện lợi chưa bao giờ dễ như hiện tại. Ông Wyatt dự kiến sẽ có nguồn cung mặt bằng bán lẻ sẽ có thêm khoảng 366.000 m2 trong năm 2018. Tuy nhiên, vấn đề là thị trường đang vừa thiếu vừa thừa vì có những mặt bằng không phù hợp.

Viễn Thông