|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì sao nói Trung Quốc đi tiên phong về phát triển cửa hàng tiện lợi không người bán?

21:45 | 30/12/2017
Chia sẻ
Người Trung Quốc lại luôn muốn thử nghiệm trước rồi hoàn thiện sau, chính vì vậy sản phẩm dịch vụ của họ luôn mới.

Hai nền kinh tế lớn nhất của châu Á bao gồm Trung Quốc và Nhật khác nhau về nhiều mặt, thế nhưng hai nước này có hai điểm chung quan trọng: số lượng lớn các cửa hàng tiện lợi và tâm lý yêu thích sự tự động hóa.

Chính vì vậy, những nhà kinh doanh tại hai nước này đang kết hợp cả hai, họ hướng đến xây dựng một ngành kinh doanh các cửa hàng tiện lợi được tự động hóa, có sự tham gia của rất ít nhân viên hoặc thậm chí không hề có nhân viên.

vi sao noi trung quoc di tien phong ve phat trien cua hang tien loi khong nguoi ban
Ảnh: Caixin Global

Tuy nhiên lý do của hai bên khác nhau. Tại Trung Quốc, người ta muốn mở rộng các cửa hàng không có nhân viên khi ngành bán lẻ Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ, trong khi đó ở Nhật, ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi muốn chuyển hướng sang phát triển cửa hàng không nhân viên bởi họ quá thiếu nhân lực.

Việc đầu tư cửa hàng tiện lợi không có thu ngân tất nhiên sẽ không tiêu tốn lương nhân viên và cần ít không gian hơn.

Máy móc sẽ tự động xử lý khi quá đông người xếp hàng, giúp giảm bớt căng thẳng khi mua hàng. Ngoài ra, cũng không phải lo về nguy cơ cửa hàng nhận phải tiền giả.

Vậy những cửa hàng tiện lợi không có nhân viên sẽ trông như thế nào?

Tại cửa hàng F5 Store ở thành phố Quảng Châu miền Nam Trung Quốc, hàng hóa không được bày công khai trước mặt khách. Thay vào đó, khách lựa chọn mặt hàng từ màn hình cảm ứng đính trên tường.

Màn hình này sẽ hiển thị khoảng 100 loại mặt hàng trong đó bao gồm đồ uống, snack và các món ăn nhẹ, khách hàng đặt hàng từ màn hình. Màn hình có hiện kèm mã vạch, bạn có thể dùng điện thoại thông minh để quét và thanh toán bằng ví điện tử. Hàng hóa sẽ được chuyển ra ngoài từ kho trữ hàng phía trong. Tất cả quá trình mua hàng sẽ diễn ra trong khoảng ba phút.

Một người nội trợ 40 tuổi sống trong thành phố nhận xét: “Hiện nay, lựa chọn hàng hóa không có nhiều, tuy nhiên, tôi thấy vui vì không phải xếp hàng chờ thanh toán và cũng chẳng phải chịu đựng những nhân viên khó chịu.”

Cửa hàng F5 Future Store bắt đầu được xây dựng từ năm 2014, cửa hàng bắt đầu được mở rộng từ cuối năm 2016, theo thông tin từ công ty mẹ Chuang Shang Hui E-Commerce. Hiện tại, công ty đang có năm cửa hàng tại Quảng Châu và Thâm Quyến, công ty đặt mục tiêu sẽ nâng tổng số cửa hàng lên 100 trong thời gian tới.

Giờ đây, Trung Quốc có tổng số khoảng 100 cửa hàng tiện lợi trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Những cửa hàng tư nhân vẫn thống trị mảng thị trường còn lại, vì vậy tiềm năng phát triển của các cửa hàng tiện lợi vẫn còn rất lớn.

Quy mô thị trường còn lại được dự báo có thể tăng lên mức 950 tỷ nhân dân tệ tương đương 145 tỷ USD vào năm 2022 từ con số chỉ khoảng 10 tỷ nhân dân tệ vào năm 2017, theo kết quả nghiên cứu của một tổ chức Trung Quốc.

Có thể nói, các công ty Trung Quốc đang đi đầu trong việc phát triển loại hình cửa hàng tiện lợi không nhân viên. Ở Mỹ, Amazon vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm Amazon Go, loại hình cửa hàng tiện lợi không nhân viên kiểu Mỹ.

Nhiều công ty mới thành lập tại Trung Quốc cũng đang mạnh mẽ tham gia vào thị trường này. Có thể kể đến công ty Zhongshan Bingo Network hiện đang vận hành khoảng 200 cửa hàng Bingo không có nhân viên, chủ yếu tại Thượng Hải. Khách hàng xác nhận danh tính thông qua tài khoản WeChat và thanh toán qua phần mềm của Alibaba.

Ngày một nhiều công ty đang tham gia vào thị trường này. Tháng 8/2017, tập đoàn bán lẻ Suning Holdings mở cửa hàng quần áo Biu không có nhân viên đầu tiên tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Hoạt động kinh doanh phát triển tốt, đến cuối tháng 11/2017, công ty đã có 5 cửa hàng.

Cho đến nay, Nhật còn chưa phát triển mạng lưới các cửa hàng tiện lợi không nhân viên rộng khắp như Trung Quốc. Dù vậy, các hãng bán lẻ lớn nhất tại Nhật, với quy mô mỗi hãng không dưới 10 nghìn cửa hàng, cũng đang cố gắng tìm cách để tăng hiệu quả kinh doanh nhằm thích ứng với tình trạng thiếu nhân lực. Giờ đây các cửa hàng đang sử dụng nhiều nhân lực bán thời gian, tuy nhiên, những người này thường khó làm đêm.

Ministop, công ty sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn thứ 4 tại Nhật, sẽ chính thức đưa vào sử dụng dịch vụ tự tính tiền tại cửa hàng của họ. Khách hàng chọn hình thức thanh toán trên màn hình cảm ứng và thanh toán khi nhân viên quét mã vạch trên bao bì sản phẩm, thời gian thanh toán giảm được ước khoảng 30%.

Ministop đang vận hành thử những cửa hàng kiểu này tại Tokyo, hãng có kế hoạch sẽ mở rộng cửa hàng có dịch vụ thanh toán như được nói đến ở trên từ tháng 4/2018, mục tiêu sẽ đạt khoảng 2.200 cửa hàng trong năm tiếp theo.

Tại cửa hàng tiện lợi của Ministop tương lai, một nhân viên sẽ quản lý hai quầy thanh toán. Hệ thống này cũng sẽ kiểm soát chặt chẽ việc không cho khách chưa đủ tuổi mua những mặt hàng bị cấm ví như đồ uống có cồn hay thuốc lá.

Ministop ước tính sẽ cần đầu tư thêm khoảng 1,5 tỷ yên tương đương 13,2 triệu USD để vận hành hệ thống.

Công ty Lawson sở hữu chuỗi của hàng tiện lợi lớn thứ 3 tại Nhật cũng sẽ đưa vào sử dụng hệ thống thanh toán bằng điện thoại thông minh tại một số cửa hàng ở Tokyo từ mùa xuân này.

Còn công ty đứng đầu về mảng kinh doanh cửa hàng tiện lợi, 7&11 Nhật thuộc sở hữu của Seven & i Holdings đã cho sử dụng máng trượt nhằm giảm bớt nhu cầu sử dụng lao động.

Tất cả những câu chuyện về cửa hàng tiện lợi không nhân viên như kể trên hẳn sẽ hoàn hảo và được coi như hình mẫu cho tương lai

Khi phóng viên Nikkei thử đặt hàng tại cửa hàng F5 Future ở Quảng Châu, một số mặt hàng đã không chạy ra. Tại một số cửa hàng khác trong thành phố, khe trả sản phẩm đã mở ra trước khi sản phẩm được đưa ra, vì vậy không thể loại bỏ rủi ro ăn cắp hàng. Cho đến nay, các cửa hàng chủ yếu sử dụng camera an ninh để ngăn tình trạng ăn cắp hàng.

Theo kết quả điều tra thị trường mới đây, khoảng 70% khách hàng hài lòng với dịch vụ bán hàng của các cửa hàng tiện lợi không nhân viên này. Tuy nhiên đến 83% khách hàng khẳng định rằng các cửa hàng chưa bán đúng cái khách hàng cần. 34% khách hàng chia sẻ họ không tìm được mặt hàng họ muốn và 22% phàn nàn về hàng hóa kém chất lượng hoặc bị lỗi.

Tuy nhiên khác với quan điểm của người Nhật rằng một khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, dịch vụ hay sản phẩm đó phải hoàn hảo thì người Trung Quốc lại luôn muốn thử nghiệm trước rồi hoàn thiện sau.

Có lẽ, người Nhật và phần còn lại của thế giới nên nhìn vào bài học từ Trung Quốc để xây dựng mạng lưới cửa hàng tiện lợi không người bán cho riêng nước họ.

Trung Mến

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.