|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Công ty Nhật Bản được Đà Nẵng phê duyệt xây tòa tháp cao 29 tầng ven sông Hàn

08:03 | 17/07/2018
Chia sẻ
UBND TP Đà Nẵng vừa có Quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500 về dự án xây dựng tòa tháp cao 29 tầng của Công ty TNHH MTV Sun Froniter (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà).

Theo Quyết định số 2532 do ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ký, điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án xây dựng tòa tháp cao 29 tầng là Khu dân cư, nhà ở, khách sạn, căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ 2 tháng 9 (địa chỉ phường Bình Thuận, quận Hải Châu).

cong ty nhat ban duoc da nang phe duyet xay toa thap cao 29 tang ven song han
Vị trí đất xây dựng tòa tháp cao 29 tầng là Khu dân cư, nhà ở, khách sạn, căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ 2 tháng 9. (Ảnh: Văn Luận)

Dự án có quy mô sử dụng đất 3.125 m2, ranh giới sử dụng đất phía bắc giáp đường Lê Quý Đôn nối dài; phía nam giáp đất dự án khu dân cư, khách sạn - căn hộ; phía tây giáp đường quy hoạch 20,5m và phía đông giáp đường Bạch Đằng nối dài.

Về nội dung quy hoạch, phần đất xây dựng tòa tháp chiếm 1.842 m2 tương ứng 58,94% với 29 tầng làm căn hộ - khách sạn và 2 tầng hầm; phần diện tích còn lại làm công trình giao thông, cây xanh, sân nền.

Công ty TNHH MTV Sun Froniter có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan của UBND TP Đà Nẵng lập các thủ tục đầu tư xây dựng tiếp theo.

Tìm hiểu của chúng tôi, Công ty TNHH MTV Sun Froniter thành lập tháng 11/2015, có vốn 100% Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực khách sạn.

Vào tháng 3/2016, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ký Quyết định 1494 về việc phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết dự án trên. Tuy nhiên sau đó Sở Xây dựng, Văn phòng Quản lý đô thị đã có ý kiến về phương án kiến trúc công trình.

Đến 1/6 vừa qua, Sở Xây dựng có công văn đề nghị UBND TP Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án xây dựng tòa tháp cao 29 tầng, UBND TP Đà Nẵng mới ký đồng ý.

Xem thêm

Văn Luận

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).