Cơ sơ nào để Techcombank tham vọng mục tiêu lãi trên 11.400 tỷ đồng năm 2019?
Định giá Techcombank 6,5 tỷ USD, giá chào sàn lịch sử 128.000 đồng/cp liệu có đắt? |
Gia nhập bảng xếp hạng lợi nhuận trên 11.400 tỷ đồng vào năm 2019
Giai đoạn 2018-2019, Techcombank đặt mục tiêu tăng trưởng cho vay từ 23%/năm, lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng hai con số "thần tốc", đặc biệt là năm 2019 tăng đến 43%, lên hơn 11.450 tỷ đồng.
Trong năm 2018, ngay sau niêm yết, Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ lên mức gấp 3 lần hiện tại, gần 35 nghìn tỷ đồng. Theo đó, vốn chủ sở hữu hợp nhất dự kiến cả năm tăng 89% lên 63.266 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng dự kiến 242.713 tỷ đồng.
Trong khi đó, kế hoạch cổ tức vẫn chưa xác định. Ngân hàng cho hay việc trả cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, điều kiện thị trường và phê duyệt của Đại hội đồng Cổ đông cũng như các cơ quan quản lý nên sẽ chỉ được xác định vào từng thời điểm cụ thể thực hiện.
Nguồn: Bản cáo bạch của Techcombank. |
Nhìn lại con số lợi nhuận của Techcombank những năm về trước, lãi sau thuế mục tiêu 11.454 tỷ đồng năm 2019 gấp 10 lần so với cách đây 6 năm.
LNST hợp nhất của Techcombank qua các năm. |
Hiện tại quy mô của Techcombank chỉ bằng 1/5 so với khối tài sản triệu tỷ đồng của ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, BIDV... Sau tăng vốn trong năm nay, vốn điều lệ Techcombank có thể vượt mặt cả "ông lớn" BIDV, chỉ còn đứng sau VietinBank và Vietcombank, trong khi đó, vốn hóa hiện chỉ đứng sau Vietcombank.
Dường như Techcombank đang bước chân vào đường đua với các ông lớn.
Vốn điều lệ Techcombank dự kiến sau phát hành. |
Khai thác hệ sinh thái Techcombank đóng góp gì cho mục tiêu lãi khủng
Đặt ra con số mục tiêu kinh doanh khá thách thức, Techcombank vạch ra chiến lược kinh doanh như thế nào?
Techcombank cho biết ngân hàng có những khách hàng doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn Vingroup (với dư nợ cho vay chiếm dưới 10%), CTCP Tập đoàn Masan, Sun Group ...
Đây là hệ sinh thái các doanh nghiệp có khối lượng khách hàng và đối tác lớn và Techcombank có thể khai thác để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng định hướng giảm tỷ trọng cho vay dài hạn và tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay tài trợ vốn lưu động để có thể giảm thiểu rủi ro.
Để giải quyết nhu cầu vốn dài hạn cho doanh nghiệp, các ngân hàng thường phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp và mua lại số cổ phiếu này, về bản chất vẫn là cung cấp khoản vay. Lãnh đạo Techcombank cho biết, ngân hàng tư vấn phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp nhưng hạn chế nắm giữ, thay vào đó phân phối cho các công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường.
Techcom Securities lại muốn bán 340 tỷ đồng trái phiếu Masan |
Bên cạnh đó, Techcombank cung cấp dịch vụ giao dịch ngân hàng (transaction banking) như thanh toán lương, chuyển tiền doanh nghiệp, thanh toán quốc tế... cho doanh nghiệp. Với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trong tất cả các giao dịch của khách hàng, đối tác trong hệ sinh thái sẽ giúp Techcombank có lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) lớn. Qua đó, giảm chi phí huy động, có lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác và tăng lợi nhuậ hoạt động.
Thu nhập từ phí dịch vụ tiếp tục là nguồn thu chiến lược
Techcombank tiếp tục đẩy mạnh khai thác phân khúc dịch vụ nhằm tăng thu nhập hoạt động từ phí dịch vụ như bancassurance, thẻ tín dụng, tài trợ thương mại, tư vấn từ ngân hàng đầu tư ...
Đối với từng phân khúc sản phẩm, Techcombank tập trung tăng số lượng khách hàng, tăng số lượng giao dịch của mỗi khách hàng và đa dạng hóa các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu từng nhóm khách hàng.
Giai đoạn 2018-2020, ngân hàng dành khoảng 7.128 tỷ đồng để đầu tư nhiều mảng như: giao dịch thẻ, quản trị rủi ro, ngân hàng giao dịch.