|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Định giá Techcombank 6,5 tỷ USD, giá chào sàn lịch sử 128.000 đồng/cp liệu có đắt?

16:55 | 23/05/2018
Chia sẻ
Mức giá chào sàn 128.000 đồng/cp của Techcombank là mức giá kỷ lục của nhóm ngân hàng khi lên sàn. Nhận định con số này là đắt hay rẻ, Tổng giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh nhận định mức giá trên từng cổ phiếu không có ý nghĩa nhiều so với việc đánh giá giá trị toàn bộ cả ngân hàng. 
dinh gia techcombank 65 ty usd gia chao san lich su 128000 dongcp lieu co dat Ngày 4/6, Techcombank niêm yết HOSE giá 128.000 đồng/cp, vốn hóa gần 150 nghìn tỷ đồng

Định giá ngân hàng 6,5 tỷ USD là do nhà đầu tư quyết định

Trong đợt chào bán cổ phiếu quỹ "rầm rộ" cho nhà đầu tư ngoại vừa rồi, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cho biết lượng đăng ký mua của các nhà đầu tư ngoại lên tới 4 - 4,5 tỷ USD.

dinh gia techcombank 65 ty usd gia chao san lich su 128000 dongcp lieu co dat Hoàn tất bán 64,4 triệu cổ phiếu quỹ đợt 2, Techcombank thu về trên 8.000 tỷ đồng

Techcombank thông báo đã bán thành công 64,4 triệu cổ phiếu quỹ đợt 2 với mức giá 128.000 đồng/cp.

Trước câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư ngoại rót tiền vào có thể bán sau khi cổ phiếu lên sàn, lãnh đạo Techcombank cho biết đối với các nhà đầu tư mua khối lượng ít không có bất kỳ cam kết về việc nắm giữ số cổ phiếu này. Nhưng đối với nhà đầu tư đăng ký mua lượng cổ phiếu quỹ lớn, họ cam kết thời gian nắm giữ tối thiểu là một năm.

Sau đợt chào cổ phiếu quỹ cho nước ngoài, ngày 4/6, Techcombank sẽ đưa hơn 1.165 triệu cổ phần lên sàn HOSE với giá 128.000 đồng/cp (tương đương với giá bán cho nhà đầu tư ngoại). Đây là giá chào sàn cao nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam. Kể cả với "ông lớn" Vietcombank, giá chào sàn năm 2009 cũng chưa bằng một nửa Techcombank.

Khi được hỏi về mức giá 128.000 đồng/cp chào sàn là rẻ hay đắt, ông Nguyễn Xuân Minh - Giám đốc đầu tư Techcombank cho biết không phải do Techcombank quyết định mà do nhu cầu của nhà đầu tư. Lượng cổ phiếu nước ngoài đăng ký mua trong đợt bán hơn 4 tỷ USD cổ phiếu quỹ cũng trả lời phần nào câu hỏi này.

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh chia sẻ mức giá tính trên từng cổ phiếu không mang nhiều ý nghĩa như việc đánh giá giá trị của cả ngân hàng. Nhà đầu tư nước ngoài đánh giá giá trị của cả ngân hàng là 6,5 tỷ USD.

Ông Quốc Anh cũng cho biết, khi tăng số cổ phiếu lên thì giá tính trên mỗi cổ phiếu xuống nhưng giá trị ngân hàng không thay đổi.

dinh gia techcombank 65 ty usd gia chao san lich su 128000 dongcp lieu co dat
Lãnh đạo Techcombank chia sẻ kế hoạch niêm yết. (Ảnh: Tuệ An).

Không có ý định nâng room ngoại lên tối đa 30%

Theo kế hoạch Techcombank công bố, thì sau khi đưa hơn 1.165 triệu cổ phiếu lên sàn HOSE khoảng một tháng, ngân hàng sẽ phát hành thêm hơn 2.331 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:2. Vốn điều lệ Techcombank dự kiêns tăng từ 11.700 tỷ lên gần 35.000 tỷ đồng, vượt cả "ông lớn" BIDV và đứng thứ ba trên bảng xếp hạng vốn điều lệ của các ngân hàng.

dinh gia techcombank 65 ty usd gia chao san lich su 128000 dongcp lieu co dat Techcombank dự kiến phát hành 'khủng' hơn 2,3 tỷ cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ chỉ đứng sau Vietcombank và VietinBank

Hiện room nước ngoài tại Techcombank ở mức 22,5%. Sau khi nhà đầu tư chiến lược HSBC rút lui, ngân hàng không có nhà đầu tư chiến lược nào và theo ông Quốc Anh, Techcombank cũng không có ý định nâng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 30% và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược tại thời điểm này.

Tăng cho vay dài hạn với cá nhân, ngắn hạn với doanh nghiệp

Theo lãnh đạo Techcombank, điểm khác biệt của Ngân hàng là không tập trung vào một chuỗi giá trị nhất định, mà xác định 7 chuỗi giá trị gồm bán lẻ, cho vay mua ô tô, tiêu dùng, bất động sản…

Tại Việt Nam, đối tượng khách hàng cá nhân được chia thành 4 phân khúc: thu nhập cao, khá, trung bình và nông thôn. Với Techcombank, khách hàng cá nhân thu nhập cao và khá là hai phân khúc mà ngân hàng tập trung.

Techcombank đặt mục tiêu cho vay cá nhân chiếm 50- 55% thời gian tới (cuối năm 2017 chiếm hơn 40% tổng dư nợ). Chiến lược cho vay dài hạn tập trung vào khách hàng cá nhân chứ không phải là doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Lê Quốc Anh, việc cho vay mua nhà dài hạn 10-20 năm đối với 100 khách hàng cá nhân với thu nhập ổn định và mỗi người làm một lĩnh vực là hình thức phân tán rủi ro so với cho vay một doanh nghiệp trong một lĩnh vực.

Với nhóm doanh nghiệp, Techcombank chuyển hướng từ cho vay dài hạn sang cho vay ngắn hạn và cho vay vốn lưu động để giảm thiểu rủi ro. Ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết, kể đến như khách hàng lớn là Tập đoàn Vingroup, dư nợ tín dụng cho Tập đoàn này chiểm ít hơn 10% tổng dư nợ và ngân hàng không tập trung cho vay vào một doanh nghiệp nào.

Việc giữ chân khách hàng doanh nghiệp chỉ bằng nguồn vốn cho vay ngắn hạn là điều không thể, vì nhìn chung các ngân hàng cung cấp dịch vụ trọn gói cho doanh nghiệp.

Bên cạnh tập trung vào khoản vay vốn lưu động và ngắn hạn, Techcombank cũng phải đưa ra giải pháp về nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp khi họ có nhu cầu mở rộng kinh doanh sản xuất, đầu tư kinh doanh. Cách mà nhiều ngân hàng vẫn thường làm là tư vấn phát hành trái phiếu và mua lại chính số trái phiếu này, và về mặt bản chất là cung cấp doanh nghiệp một khoản vay dài hạn.

Nhưng theo lãnh đạo Techcombank, ngân hàng giảm thiểu việc này bằng cách tư vấn phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp, sau đó phân phối số trái phiếu cho các công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường.

Bên cạnh đó, ngân hàng đẩy mạnh khối ngân hàng giao dịch (Transaction Banking) thông qua các dịch vụ chuyển tiền doanh nghiệp, dịch vụ thanh toán quốc tế... Techcombank đầu tư khoản 300 triệu USD vào công nghệ trong 5 năm tới nhằm quản trị rủi ro, ngân hàng số, đặc biệt là ngân hàng giao dịch.

Tuệ An

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).