|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu công ty chứng khoán này tăng 500% trong chưa đầy 3 tháng đầu năm

06:45 | 19/03/2018
Chia sẻ
Trong chưa đầy 3 tháng đầu năm 2018, nhóm cổ phiếu chứng khoán xuất hiện những mã tăng vượt bậc, đáng chú ý như SSI tăng 41%, VND tăng 43% hay HCM với 32%; thế nhưng còn đó một mã có mức tăng lên tới 500%.
lo dien ma tang manh nhat nhom chung khoan sau gan 3 thang dau nam Cố Thủ tướng Phan Văn Khải, người đặt nền móng thị trường chứng khoán
lo dien ma tang manh nhat nhom chung khoan sau gan 3 thang dau nam Thị trường chứng khoán khu vực đã sẵn sàng cho các sản phẩm của ASEAN
lo dien ma tang manh nhat nhom chung khoan sau gan 3 thang dau nam Trước thềm ĐHCĐ, Việt Nam Equity thâu tóm xong 70% vốn của Chứng khoán Đà Nẵng

Cổ phiếu ngành chứng khoán tăng mạnh mẽ từ đầu năm

Chỉ khoảng 2 tháng rưỡi của năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tăng mạnh mẽ và vươn lên tới mốc 1.150 điểm vào phiên giao dịch ngày 16/3. Bên cạnh đà tăng của nhóm ngân hàng, cổ phiếu nhóm chứng khoán khởi sắc không hề ké.

SSI tăng 41% kể từ đầu năm; các mã VND, HCM, VCI tăng lần lượt 32%, 43% và 18,2%. Đây đều là những mã có vốn hóa thị trường cao nhất trong nhóm chứng khoán với SSI dẫn đầu gần 20.500 tỷ đồng, VCI với hơn 11.400 tỷ đồng.

Ở nhóm vốn hóa thấp hơn như VDS, MBS và CTS cũng có đà tăng rất ấn tượng trong hơn 2 tháng đầu năm với 42%; 28% và 20%. Một số mã khác như SHS hay BSI cũng tăng trưởng 17% và 7%.

Nhóm chứng khoán được tác động đáng kể do đà tăng về điểm số và thanh khoản thị trường. Các công ty chứng khoán hưởng lợi từ việc thu phí giao dịch, phí môi giới hay các khoản thu từ hoạt động ký quỹ (margin). Giới đầu tư theo đó cũng có kỳ vọng cao hơn vào tăng trưởng của nhóm chứng khoán.

lo dien ma tang manh nhat nhom chung khoan sau gan 3 thang dau nam
nguồn: HOSE

Nhìn vào thị phần giá trị giao dịch môi giới năm 2017 trên HOSE, các công ty thuộc top 5 dẫn đầu đều là những mã thuộc top tăng mạnh nhất.

DSC - "Diều đang gặp gió" với mức tăng gần 500%

Điều đặc biệt, không phải các cổ phiếu kể trên mà DSC (CTCP Chứng khoán Đà Nẵng) mới là mã có đà tăng mạnh nhất trong nhóm chứng khoán. Kết thúc phiên 16/3, DSC đạt 50.500 đồng/cp, tăng gần 500% kể từ ngày lên sàn UPCoM vào 5/1/2018 ở mức giá 8.500 đồng/cp.

Thanh khoản của DSC nhiều phiên rất thấp chỉ vài trăm đơn vị. Một vài phiên giao dịch trong tháng 1 và 3, DSC có thanh khoản cao vào khoảng trên 50.000 đơn vị.

lo dien ma tang manh nhat nhom chung khoan sau gan 3 thang dau nam
Diễn biến giá cổ phiếu DSC từ ngày chào sàn đến nay (nguồn: VNDirect)

Cổ phiếu tăng mạnh, ban lãnh đạo muốn chốt lời?

Cổ phiếu tăng trưởng mạnh sau vài tháng, gần đây một số thành viên trong ban lãnh đạo công ty lại không có ý định nắm giữ cổ phiếu DSC.

Cụ thể, ngày 7/3 vừa qua, ông Nguyễn Quang Trung - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) đã bán ra 120.000 cổ phiếu DSC (chiếm 2% vốn). Sau giao dịch, ông Trung chỉ còn nắm giữ 40.000 cổ phần (0,7% vốn).

Ông Nguyễn Phú Đông Hà - Chủ tịch HĐQT đăng ký bán toàn bộ hơn 162.000 cổ phiếu (2,7% vốn) từ ngày 20/3-18/4/2018. Tương tự, ông Trịnh Hải Hoàn - Ủy viên HĐQT cũng đăng ký bán toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ. Ngoài ra, một người thân của Phó Tổng giám đốc công ty cũng đăng ký bán cổ phiếu nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.

Được biết, DSC có cổ đông lớn nhất là CTCP Việt Nam Equitiy với hơn 3,8 triệu cổ phần sở hữu, chiếm 64% vốn điều lệ.

Cổ đông lớn thứ hai là CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đã Nẵng (Mã: NDN) với 15,5% vốn. Ông Nguyễn Quang Trung - Phó Chủ tịch DSC đề cập ở trên đang là Chủ tịch HĐQT của NDN và NDX (CTCP Xây lắp Phát triển Nhà Đà Nẵng, NDN đang sở hữu 14,4% vốn NDX). Chủ tịch Nguyễn Phú Đông Hà của DSC cũng đang là Phó Tổng Giám đốc NDN. Ngoài ra, bà Mai Trương Tú Oanh - Trưởng Ban kiểm soát DSC cũng đang là thành viên Ban kiểm soát NDN.

Quy mô tài sản ở mức thấp trong ngành, chỉ số P/E và P/B ở mức cao

Vốn hóa thị trường của DSC tính đến 16/3 hơn 300 tỷ đồng và là một trong những mã có vốn hóa thấp nhất ngành. Quy mô tài sản DSC cũng thấp hơn nhiều công ty chưng khoán niêm yết khác.

Năm 2017, DSC tăng trưởng đột biến so với năm trước đó. Trong đó, doanh thu từ hoạt động tư vấn tăng gần 700% lên 11,7 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 12,4 tỷ đồng, tăng gần 300% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 10,6 tỷ đồng khi năm trước đó công ty đã lỗ hơn 3 tỷ đồng. EPS đạt 1.760 đồng.

Với mức EPS 4 quý năm 2017 trên thì P/E ước tính của DSC vào khoảng 28,7 lần, cao hơn đáng kể với những mã khác trong nhóm chứng khoán như SSI, VND, HCM hay BSI, CTS và chỉ đứng sau MBS với P/E ước tính cao vượt trội với khoảng 93 lần.

Theo cơ cấu tài sản tính đến hết năm 2017, ước tính chỉ số P/B của DSC vào khoảng 5 lần và cũng thuộc top đầu nhóm cổ phiếu chứng khoán. Tổng giá trị tài sản của DSC tính đến hết ngày 31/12/2017 là 63,5 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm, chủ yếu là khoản tiền và tương đương tiền chiếm gần 70%. Nguồn vốn tài trợ chiếm tới 96% là vốn chủ sở hữu với gần 61 tỷ đồng. Giá trị sổ sách là 10.138 đồng/cp.

lo dien ma tang manh nhat nhom chung khoan sau gan 3 thang dau nam

Năm 2018 đặt chi tiêu tăng 5 lần lợi nhuận, tăng vốn mở rộng quy mô

Với kết quả đạt được năm 2017 từ sự tăng trưởng cả về kết quả kinh doanh và việc tăng trưởng "đột biến" thị giá cổ phiếu sau vài tháng lên sàn, DSC đã có những động thái mong muốn tăng trưởng hơn nữa vào năm 2018.

Theo đó, về kết quả hoạt động kinh doanh, DSC đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với thực hiện năm 2017.

lo dien ma tang manh nhat nhom chung khoan sau gan 3 thang dau nam
nguồn: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2018

Đại hội cổ đông năm 2018 thông qua việc phát hành 50 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi nhằm mục đích mở rộng hoạt động cho vay ký quỹ và tăng quy mô vốn hoạt động của công ty.

Ngoài ra, DSC sẽ phát hành 1 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2018 cho cổ đông theo tỷ lệ 6:1. Bên cạnh đó, công ty chào bán cho cổ đông hiện hữu 7 triệu cổ phiếu với giá chào bán 10.000 đồng/cp, tỷ lệ thực hiện 6:7. Nếu thành công, DSC sẽ tăng mức vốn điều lệ từ 60 lên 140 tỷ đồng.

Minh Đăng