Cố Thủ tướng Phan Văn Khải, người đặt nền móng thị trường chứng khoán
Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải từ trần tại TP. HCM |
[Ảnh] Những dấu ấn Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trên chính trường |
Nền móng từ thực thi những giá trị pháp lý
Cố Thủ tướng Phan Văn Khải được bổ nhiệm vào giai đoạn nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Nhiệm kỳ từ 25/9/1997 đến 27/7/2006 ông đã có nhiều công lao to lớn đối với phát triển kinh tế Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng tài chính vào tháng 7/1997 ở Thái Lan đã ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, tài chính nhiều quốc gia châu Á. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất. Hồng Kông, Malaysia, Lào và Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá.
Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam không bị ảnh trực tiếp nhưng cũng rơi vào trạng thái khó khăn thời điểm đó.
Đặc biệt với việc thực thi Luật doanh nghiệp năm 1999, quy định rõ về các hình thức kinh doanh của công ty, khái niệm về công ty cổ phần, quy định về việc quản lý nhà nước về doanh nghiệp... Chỉ số GDP trong nhiệm kỳ của cố Thủ tướng tăng trưởng trung bình 7%/năm, lạm phát được duy trì dưới 10%.
GDP Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2016 (nguồn: Tradingeconomics, Wolrd Bank) |
Tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ năm 1997 đến nay (nguồn: Tradingeconomics, World Bank) |
Nhờ sự ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những nền tảng vững chắc trong thời kỳ đầu.
Ngày 11/7/1998, Nghị đinh 48/1998/NĐ-CP, một văn bản pháp lý đầu tiên về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời. Đồng thời, các Trung tâm Giao dịch chứng khoán đặt tại TP HCM và Hà Nội cũng được thành lập vào thời gian này. Các Trung tâm này sau đó được đổi thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đi vào hoạt động từ ngày 28/7/2000 và 8/3/2005.
Giống như các thị trường khác, thời gian đầu luôn là khó khăn nhất. Thị trường khi đó chỉ có hai mã chứng khoán giao dịch là REE (CTCP Cơ điện lạnh) và SAM (CTCP SAM Holdings). Chỉ số biến động và thanh khoản thấp, các kiến thức về chứng khoán chưa được phổ cập nhiều, nhà đầu tư chưa thật sự mặn.
Dấu ấn thị trường chứng khoán Việt Nam từ quan hệ Việt - Mỹ và WTO
Cố Thủ tướng Phan Văn Khải là người đứng đầu chính phủ Việt Nam đầu tiên có chuyến thăm chính thức Mỹ (vào năm 2005) kể từ sau năm 1975. Đây được coi là điểm nhấn lịch sử hai nước sau 10 năm bình thường hóa quan hệ.
Trong chuyến thăm, cố Thủ tướng có buổi làm việc với cựu Giám đốc điều hành Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE), ông John Thain và cựu Giám đốc điều hành công ty Bảo hiểm AIG, ông M.Sulivan về các vấn đề liên quan đến thị trường tài chính Việt Nam. Trong đó, chú trọng đặc biệt đến thị trường chứng khoán.
Ông Christian Brakanan, cựu Giám đốc truyền thông NYSE cho biết sẽ khảo sát hoạt động thị trường Việt Nam từ đó đề xuất hỗ trợ phát triển.
Ngày 23/6/2005 ghi nhận khoảnh khắc đáng nhớ khi cố Thủ tướng Phan Văn Khải rung hồi chuông khai mạc phiên giao dịch chứng khoán vào lúc 9h30 theo giờ Mỹ (khoảng 20h30 theo giờ Việt Nam) tại NYSE.
Cố Thủ tướng Phan Văn Khải tại NYSE (Ảnh: Spencer Platt, gettyimages) |
Qua các buổi trao đổi với các lãnh đạo cấp cao của Mỹ, cố Thủ tướng bày tỏ sự biết ơn tình cảm và mong muốn gây dựng mối quan hệ lâu dài để tăng cường, hỗ trợ kinh tế Việt Nam phát triển. Trong đó, cố Thủ tướng mong muốn Mỹ khi đó ủng hổ Việt Nam gia nhập WTO và thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, xem xét đưa ra những quy định thương mại có lợi cho hai nước.
Cố Thủ tướng Phan Văn Khải tại NYSE (Ảnh: Spencer Platt, gettyimages) |
Bùng nổ doanh nghiệp lên sàn, thị trường chứng khoán "bay cao"
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việc hàn gắn mối quan hệ với Mỹ và gia nhập WTO đã góp công lớn cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế sau này.
Các doanh nghiệp Việt tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường nước ngoài. Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực.
Nhiều doanh nghiệp sau đó niêm yết trên sàn bao như CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM), CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu Khí (Mã: PVD), CTCP FPT (Mã: FPT) hay sự khởi đầu làn sóng niêm yết của các ngân hàng với việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã:STB).
Thời điểm này, luật đầu tư năm 2006 được ban hành quy định về quản lý nhà nước về đầu tư, quy định về triển khai các dự án đầu tư và tổ chức kinh doanh ...
Các doanh nghiệp đã bắt đầu hiểu rõ hơn về việc cổ phần hóa, những lợi ích đến từ việc niêm yết trên sàn chứng khoán, đưa hình ảnh doanh nghiệp đến gần hơn với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư đã có thể tiếp cận nhiều hơn những doanh nghiệp tốt trên thị trường, đẩy mạnh dòng vốn vào thị trường đưa thanh khoản tăng mạnh.
Kết quả, thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ vào giai đoạn 2007-2008 mặc dù đây không còn thời điểm mà cố Thủ tướng còn đương nhiệm.
Diễn biến chỉ số VN-Index từ năm 2000 đến nay (nguồn: VNDirect) |
Trích dẫn từ ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) về chia sẻ của Cố Thủ tướng Phan Văn Khải: “Để huy động được vốn dài hạn chắc chắn chúng ta phải xây dựng thị trường chứng khoán, nhưng hãy làm từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chậm chắc không để đổ vỡ vì hiện còn nhiều quan điểm khác nhau về thị trường chứng khoán".