|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phần hóa Dệt 19/5, Nhà nước sẽ nắm 32% vốn cổ phần

12:29 | 25/09/2017
Chia sẻ
Dệt 19/5 sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược 8,94 triệu cổ phần, chiếm 33,43% vốn điều lệ; ngoài ra bán đấu giá công khai ra bên ngoài 8,9 triệu cổ phần còn lại, tương ứng 33,51% vốn điều lệ.
chinh thuc co phan hoa det 195 nha nuoc se nam 32 von co phan
Dệt 19/5 là doanh nghiệp lịch sử lâu đời tại Hà Nội

Ngày 21/9, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định về việc chuyển Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 thành Công ty cổ phần Dệt 19/5 Hà Nội.

Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ của Công ty cổ phần sẽ là 267,4 tỷ đồng, tương ứng phát hành lần đầu (IPO) 26,74 triệu cổ phần ra công chúng, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng/cp.

Trong đó, cổ đông Nhà nước sẽ nắm 8,57 triệu cổ phần, chiếm 32,03% vốn điều lệ. Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo năm công tác 232.900 cổ phần, chiếm 0,87% vốn điều lệ. Cổ phần bán cho người lao động được mua ưu đãi thêm theo mức 200 cổ phần/1 năm cam kết làm việc tiếp tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa 42.200 cổ phần, chiếm 0,16% vốn điều lệ.

Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược 8,94 triệu cổ phần, chiếm 33,43% vốn điều lệ. Ngoài ta, Dệt 19/5 sẽ bán đấu giá công khai ra bên ngoài 8,9 triệu cổ phần còn lại, tương ứng 33,51% vốn điều lệ.

chinh thuc co phan hoa det 195 nha nuoc se nam 32 von co phan
Phương án cổ phần hóa Dệt 19/5

Công ty cổ phần được tiếp tục quản lý, sử dụng các cơ sở nhà, đất quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 4904/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của UBND Thành phố về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.

Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội có trách nhiệm quản lý và điều hành Công ty đến thời điểm bàn giao doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần. Liên hệ Cục Thuế thành phố Hà Nội, Sở Tài chính quyết toán thuế, kiểm tra báo cáo tài chính từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm bàn giao sang Công ty cổ phần và hoàn tất hồ sơ, thủ tục chuyển thành Công ty cổ phần.

Trước đó, UBND TP. Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định về việc cử Người đại diện quản lý phần vốn nhà nước (chiếm 32,03% vốn điều lệ) tại Công ty cổ phần Dệt 19/5 Hà Nội.

Theo đó, ông Đỗ Văn Minh, sinh ngày 23/8/1957, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội, đại diện quản lý 4,55 triệu cổ phần Nhà nước, chiếm 17,03% vốn điều lệ sẽ là Người đại diện phụ trách chung quản lý vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Dệt 19/5 Hà Nội.

Đồng thời, ông Minh cũng được giới thiệu tham gia ứng cử Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Dệt 19/5 Hà Nội.

Bà Trịnh Thị Hoa, sinh ngày 01/5/1976, Kế toán trưởng Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội, đại diện quản lý 2 triệu cổ phần Nhà nước, chiếm 7,5% vốn điều lệ; đồng thời giới thiệu bà Trịnh Thị Hoa tham gia ứng cử Thành viên Hội đồng quản trị để giữ chức danh Kế toán trưởng Công ty cổ phần Dệt 19/5 Hà Nội.

Thành viên đại diện cuối cùng là bà Đặng Thị Hồng Lê, sinh ngày 11/10/1975, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội, đại diện quản lý 2 triệu cổ phần Nhà nước, chiếm 7,5% vốn điều lệ. Bà Đặng Thị Hồng Lê cũng được giới thiệu tham gia ứng cử Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dệt 19/5 Hà Nội.

chinh thuc co phan hoa det 195 nha nuoc se nam 32 von co phan 5000 m2 đất kim cương Hãng phim VN: Xây cao ốc, TTTM thì xử lý ra sao?

Mục đích nhà nước cho thuê đất này để phát triển hãng phim chứ không phải bất kì mục đích gì khác như xây nhà ...

chinh thuc co phan hoa det 195 nha nuoc se nam 32 von co phan Đề nghị làm rõ trách nhiệm của TP Hà Nội về cổ phần hóa

Thanh tra chính phủ vừa có dự thảo báo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xử lý sau thanh tra cổ phần hóa tại ...

chinh thuc co phan hoa det 195 nha nuoc se nam 32 von co phan 'Đất vàng' khu vực Hãng phim truyện Việt Nam giá bao nhiêu?

Mặc dù Hãng phim truyện Việt Nam nằm trên hơn 5.000 m2 đất tại mặt đường Thuỵ Khuê, Hà Nội nhưng khi cổ phẩn hoá ...

Bạch Mộc

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.