Chuyên gia hàng không: Bamboo Airways mua 20 máy bay Boeing là quá rủi ro
Ông Trịnh Văn Quyết: Bamboo Airways bay thẳng đến Mỹ phải tính có lãi luôn! | |
Bamboo Airways tiết lộ quy mô dàn máy bay Boeing đời mới nhất vừa ký thỏa thuận mua |
Hôm 25/6 vừa qua CTCP Tập đoàn FLC (Mã:FLC) đã ký thoả thuận mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner để phục vụ cho hoạt động của hãng hàng không Bamboo Airways do FLC sở hữu 100% vốn. Trị giá thương vụ ước tính khoảng 5,6 tỷ USD. Trước đó vào tháng 3, FLC cũng đã ký thỏa thuận mua 24 máy bay Airbus A321 NEO trị giá hơn 3,1 tỷ USD.
Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC thể hiện rõ tham vọng của hãng khi cho biết Bamboo Airways sẽ hoạt động trên 16 chặng bay nội địa và 10 chặng bay quốc tế, bắt đầu bằng các chặng bay trong khu vực lân cận vào năm 2019 trước khi mở rộng ra các thị trường Mỹ và Châu Âu.
Ông Quyết nói thêm: “Thương vụ với Boeing ký kết hôm nay chỉ là bước khởi đầu. Chúng tôi muốn có hơn 100 máy bay trong tương lai.”
Báo Washington Post của Mỹ nhận định, việc Tập đoàn FLC lao vào ngành hàng không với những thỏa thuận mua máy bay quy mô lớn như vậy là vô cùng rủi ro và bất thường vì chưa trải qua quá trình thử nghiệm thị trường.
Ông Henry Harteveldt, chuyên gia phân tích tại Atmosphere Research đánh giá: “Việc mua 20 chiếc Boeing 787 thể hiện một sự tự tin – thậm chí là kiêu căng - và hầu bao nhiều tiền. Nó cũng cho thấy tâm lý sẵn sàng bỏ qua những bước lập kế hoạch tài chính cơ bản đối với một hãng hàng không. Thông thường, các hãng chỉ mua một số ít máy bay trước rồi đợi chuyển biến của thị trường trước khi quyết định mua tiếp hay không. Đây là một nước đi hết sức táo bạo, rủi ro.”
Ông Richard Aboulafia, một chuyên gia hàng không thuộc Tập đoàn Teal thì tỏ ra nghi ngờ rằng thị trường hàng không Việt Nam – hiện đã 3 hãng đang hoạt động - sẽ không có chỗ cho một hãng hàng không mới.
“Doanh nghiệp hàng không Việt Nam có thể chịu thua lỗ rất lớn. Mua một lúc 20 chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner chẳng khác nào bỏ hết trứng vào một giỏ và phải chịu rủi ro khủng khiếp về chi phí phát sinh và nợ vay.”
Ông Richard Aboulafia (trái) và ông Henry Harteveldt (phải) |