|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chịu áp lực bán mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hấp dẫn trong dài hạn

11:31 | 06/07/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua chịu áp lực bán mạnh do ảnh hưởng bởi một số vấn đề như lạm phát, tỷ giá và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, VCSC cho rằng định giá thị trường đang trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn.

Theo báo cáo mới nhất của Công ty Chứng khoán Bản Việt (Mã: VCI), thị trường chứng khoán thời gian qua chịu áp lực bán mạnh xuất phát từ nhiều yếu tố.

Cụ thể, Fed quyết định tăng tốc tốc độ lãi suất từ 3 lần lên 4 lần trong năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD (hiệu lực từ ngày 6/7) khiến căng thẳng thương mại thế giới gia tăng và hiệu ứng lan truyền khi dòng vốn thế giới chảy khỏi các thị trường mới nổi.

Chỉ số VN-Index khép lại tháng 6 ở mức 961 điểm, giảm 1,1% so với tháng trước và 2,4% so với đầu năm.

chiu ap luc ban manh thi truong chung khoan viet nam van hap dan trong dai han
Nguồn: VCSC

Phần lớn các nhóm ngành đều giảm trừ bất động sản tăng 2,2% nhờ VIC tăng 12%, nhóm tiện ích và hàng tiêu dùng thiết yếu đi ngang, các nhóm ngành còn lại đều giảm. Công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính giảm mạnh nhất (-8,3%), bởi FPT, HCM, SSI , VND và VCI.

chiu ap luc ban manh thi truong chung khoan viet nam van hap dan trong dai han
Nguồn: VCSC

Tuy xu hướng vốn ngoại chảy khỏi các thị trường mới nổi diễn ra mạnh mẽ, nhưng trong tháng 6 khối ngoại chỉ bán ròng 4,5 triệu USD tại thị trường Việt Nam, sau khi bơm ròng 1 tỷ USD trong tháng 5. VIC tiếp tục bị bán ròng mạnh nhất (79 triệu USD) trong khi YEG, một cổ phiếu truyền thông mới niêm yết, được mua ròng nhiều nhất (106 triệu USD).

chiu ap luc ban manh thi truong chung khoan viet nam van hap dan trong dai han
Nguồn: VCSC

Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, giá trị mua ròng của khối ngoại trên sàn HOSE đạt 1,6 tỷ USD, trong khi tại các thị trường ASEAN khác, khối ngoại bán ròng như SET (Thái Lan) với 5,6 tỷ USD, JCI (Indonesia) với 3,6 tỷ USD và PCOMP (Philippines) với 1,2 tỷ USD.

Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đầy khả quan. Chỉ số PMI đạt 55,7 điểm, mức cao nhất từ tháng 3/2011 đến nay và tăng trưởng tổng mức bán lẻ cũng rất cao (khoảng 8,3%). Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất, phát điện, và bán lẻ,… được kỳ vọng sẽ có kết quả kinh doanh quý II tích cực.

Tuy nhiên, nhà đầu tư dường như bị ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát (tăng 3,3% so với cùng kỳ) và quan trọng hơn là tỷ giá (tiền đồng trượt giá 1,1% so với USD) do lo ngại chiến tranh thương mại sẽ dẫn đến khủng hoảng tại Trung Quốc và ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong thời điểm này, VCSC cho rằng định giá đã trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn.

Xem thêm

Nhật Huyền

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.