|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chỉ số Hòa bình Toàn cầu 2018: Thế giới ngày càng ít bình yên

07:30 | 07/06/2018
Chia sẻ
Thế giới chúng ta đang sống trở nên ít bình yên hơn trong vòng 10 năm qua, chủ yếu do các cuộc xung đột tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
chi so hoa binh toan cau 2018 the gioi ngay cang it binh yen Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia thu hút tài năng ở châu Á
chi so hoa binh toan cau 2018 the gioi ngay cang it binh yen VN xếp thứ 86 về chỉ số cạnh tranh tài năng toàn cầu

Trong báo cáo thường niên lần thứ 12 vừa công bố ngày 6/6 tại London, Viện nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình (IEP) cho biết châu Âu là khu vực hòa bình nhất thế giới trong năm 2017, trong khi Trung Đông và Bắc Phi là hai khu vực bất ổn nhất.

chi so hoa binh toan cau 2018 the gioi ngay cang it binh yen
Một phụ nữ Palestine đứng trước đống đổ nát do cuộc không kích của Israel tại Thành phố Gaza vào ngày 22/7/2014. Nguồn: Juliana Jiménez Jaramillo/Slate.

“Nền hòa bình thế giới vẫn đang tiếp tục bị xói mòn. Nó diễn ra từ từ và duy trì trong một thập niên qua”, ông Steve Killelea – Chủ tịch kiêm nhà sáng lập IEP, nói với hãng tin Deutsche Welle (Đức).

Ông cũng cho biết, các cuộc xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi, và hiệu ứng dây chuyền lan sang những khu vực khác là những nguyên nhân chính làm xói mòn nền hòa bình thế giới.

chi so hoa binh toan cau 2018 the gioi ngay cang it binh yen

Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) do IEP công bố cho thấy nền hòa bình tại 92 quốc gia suy giảm trong năm ngoái, trong khi chỉ cải thiện tại 71 quốc gia. Ông Killelea cho biết xu hướng đáng lo ngại này đã tiếp tục năm thứ tư liên tiếp.

Theo chỉ số GPI vừa công bố, Iceland tiếp tục là quốc gia hòa bình nhất thế giới, tiếp theo là New Zealand, Áo, Bồ Đào Nha và Đan Mạch. Trong khi đó, 5 quốc gia ít bình yên nhất thế giới là Somalia, Iraq, Nam Sudan, Afghanistan và Syria.

Việt Nam xếp hạng 60 trong tổng số 163 quốc gia, không thay đổi so với năm ngoái, với phân loại hòa bình ở mức “cao”.

Theo tính toán của IEP, bạo lực làm thiệt hại 14.800 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới trong năm 2017, tương đương gần 2.000 USD trên đầu người.

Cũng theo nghiên cứu của IEP, nếu những quốc gia kém hòa bình nhất như Syria, Nam Sudan và Iraq trở nên bình yên như Iceland hay New Zealand, nền kinh tế các nước này sẽ có thêm 2.000 USD trên đầu người.

Xem thêm

Trường Giang

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).