|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Châu Á thành tâm điểm blockchain của thế giới

06:24 | 15/06/2018
Chia sẻ
Các dự án nở rộ và sự quan tâm của Chính phủ đưa châu Á trở thành điểm đến sôi động của lĩnh vực blockchain.

Theo ước đoán, giao dịch tiền điện tử hàng ngày ở Hàn Quốc chiếm 20% so với cả thế giới. Tại Thái Lan, ngân hàng Central Bank đang nghiên cứu ứng dụng blockchain trong vận hành. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang dẫn đầu về đổi mới và doanh số bán tiền điện tử.

Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về bitcoin. Một nghiên cứu gần đây của công ty nhân sự Saraminhr tại quốc gia này cho thấy cứ 10 người lao động thì có hơn 3 người đầu tư vào tiền điện tử. “Trong số đó, hơn 80% có sinh lợi và khoảng 20% có nguồn thu lại trung bình 425% khoản đầu tư ban đầu. Trung bình các nhà đầu tư Hàn Quốc sở hữu khoảng 5,66 triệu won, tương đương 5.620 USD giá trị tiền ảo”, nghiên cứu chỉ ra. Đây cũng là nơi khởi nguồn của một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới là Bithumb.

Một số ước đoán cho thấy sở hữu tiền điện tử ở xứ sở kim chi chiếm 33% dân số ở độ tuổi trưởng thành. Khái niệm về sở hữu tài sản số trở thành chủ đạo. Hàn Quốc là một trong nhiều quốc gia ở châu Á không chỉ chấp nhận tiền điện tử mà Chính phủ cũng đang thúc đẩy các chương trình ở lĩnh vực này. Trong đó điển hình có Chính phủ Singapore đã bắt đầu thử nghiệm các chương trình blockchain và cung cấp các khoản hỗ trợ cho các công ty ở lĩnh vực này. Các chương trình thường ưu tiên thúc đẩy công nghệ tiên tiến và đổi mới.

Những công ty như Fluffar - startup pha trộn giữa blockchain với công nghệ thực tế ảo tăng cường, có cơ hội phát triển trong cộng đồng này. “Làm kinh doanh không chỉ thúc đẩy đổi mới, sự đón nhận và khuyến khích blockchain tại Singapore giúp tăng khả năng đưa dự án đi nhanh hơn và mang đến cho chúng tôi một lợi thế đặc biệt”, Da Phakousonh, đồng sáng lập Fluffar cho biết.

Với kinh nghiệm tham gia vào blockchain trong thời gian dài, một thành viên khác trong nhóm sáng lập startup cho rằng rất đáng tiếc khi một số quốc gia đấu tranh chống lại công nghệ này. “Bất chấp thực tế chúng tôi đang xây dựng một doanh nghiệp được hỗ trợ bởi blockchain, việc được cộng đồng chào đón có ý nghĩa rất quan trọng”, anh nói.

Một công ty thú vị khác trong khu vực châu Á là DACC. Với đội ngũ những người Trung Quốc từng tốt nghiệp trường MIT và Harvard danh tiếng của Mỹ, DACC giải quyết những vấn đề về các nội dung không rõ ràng và bị lạm dụng cũng như quyền dữ liệu người dùng trong ngành công nghiệp truyền thông số, thông qua blockchain. Đến nay đã có hơn 15 quỹ nổi bật và các nhà đầu tư đã chia sẻ tầm nhìn của họ và hỗ trợ cho dự án.

Trong ngành công nghiệp blockchain, cộng đồng và cơ sở hạ tầng là chiếc chìa khóa then chốt cho thành công. Mục tiêu cuối cùng là cơ sở hạ tầng ở mức có thể xử lý lượng lớn khách hàng. Nhờ đó, các dự án có thể phát triển và đạt được sự chấp thuận khi càng nhiều người gia nhập cộng đồng blockchain.

chau a thanh tam diem blockchain cua the gioi
Blockchain đang phát triển mạnh tại châu Á. Ảnh: Thinkstock.

Mặt khác, châu Âu cũng có nhiều động thái xoay quanh thị trường tiền điện tử. Nhiều quốc gia cố gắng cho ra các quy định thân thiện trước sự bùng nổ của lĩnh vực blockchain trên thế giới.Blockchain đang phát triển mạnh tại châu Á.

Năm 2017, châu Âu đứng sau một nửa những ICO (huy động vốn cộng đồng cho dự án) khắp thế giới. Điều hấp dẫn là trên thực tế công nghệ blockchain mang đến nhiều những ý tưởng mới, việc áp dụng thành công có thể đẩy những công ty lớn ra phía sau, thậm chí là ở Mỹ. Có thể lấy internet làm ví dụ.

Dung lượng không giói hạn của nội dung trực tuyến mà người dùng đang tiêu thụ sẽ sớm vượt quá hệ thống hạ tầng internet hiện nay. Hiện tại, mạng phân phối nội dung (Content Delivery Networks - CDN) được sử dụng để tải nhanh các dữ liệu nặng như các hiệu ứng 3D, video 4k, các trò chơi, thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường. Theo CISCO, lưu lượng CDN sẽ chiếm 71% tất cả lưu lượng internet vào năm 2021, tăng 52% so với năm 2016. Điều này có nghĩa các nhà cung cấp CDN lớn như Google, Amazon, Microsoft, AKAMAI và nhiều công ty khác sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình. Nhưng các giải pháp đổi mới không nhất thiết là phải mở rộng về mặt phần cứng.

Startup Noia đang sử dụng công nghệ blockchain để tạo ra một lớp CND toàn cầu từ băng thông không sử dụng của các thiết bị trong gia đình và trung tâm dữ liệu. Thêm mạng lưới NOIA vào cơ sở hạ tầng phân phối nội dung, người sở hữu trang web và ứng dụng có thể giảm bớt được chi phí. Mặt khác, người dùng có thể chọn đặt Noia Network Node miễn phí trên thiết bị của mình và giành giải thưởng là có thể truy cập băng thông chưa sử dụng.

Noia tìm thấy một giải pháp thân thiện cho một vấn đề sắp diễn ra, nơi tất cả các bên đều được đặt trong tình thế có lợi. Thay vì xây dựng những thứ lộn xộn, tại sao không đơn giản là tối ưu hóa việc sử dụng cơ sở hạ tầng đã tồn tại? Giải pháp sẽ là cộng hưởng của cơ sở hạ tầng hiện tại và nền tảng phi tập trung mà không phải thay đổi bất kỳ điều gì trên phần phụ trợ của trang web. Việc kinh doanh web có thể được giảm chi phí bằng cách truy cập mạng lưới Noia mà không mất thêm chi phí nào khác.

Đó chỉ là một trong rất nhiều hình mẫu khi áp dụng các lợi thế về mặt công nghệ. Trong vài năm trở lại đây, các công ty hiểu biết công nghệ ở châu Âu đã phát triển các ý tưởng và dự án với blockchain là nền tảng. Bối cảnh chung có thể sẽ sớm thay đổi.

Xem thêm

Trương Sanh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.