|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chặng đường 30 năm thu hút FDI và định hướng chính sách trong thời gian tới

16:51 | 07/12/2017
Chia sẻ
Chính sách và luật pháp đầu tư nước ngoài (FDI) thay đổi liên tục do sự dịch chuyển không ngừng của xu hướng từ phía cầu và nguồn cung FDI thế giới.
chang duong 30 nam thu hut fdi va dinh huong chinh sach trong thoi gian toi Ưu đãi đầu tư: 'Nước' đang… chảy chỗ trũng?

30 năm thay đổi chính sách & luật pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tại hội thảo “Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”diễn ra vào sáng 7/12, ông Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, 30 năm thu hút FDI của Việt Nam kể từ khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ngày 29/12/1987 đã ghi nhận nhiều lần thay đổi chính sách và luật pháp FDI.

chang duong 30 nam thu hut fdi va dinh huong chinh sach trong thoi gian toi
Ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE). Ảnh: Quỳnh Trang.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là thông thoáng và hấp dẫn. Ở thời điểm đấy, thậm chí Indonesia, Thái Lan còn chưa có đầu tư FDI. Đấy là một khởi đầu ấn tượng. Vào các năm 1990, 1992 tiếp tục hai lần sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn, ông Mại cho biết.

Thời kỳ 1991 - 1997 là thời kỳ hoàng kim của kinh tế Việt Nam. Tất cả các chỉ tiêu kinh tế xã hội được thực hiện vượt mức kế hoạch. Tuy nhiên, lần lửa đổi đầu tiên năm 1996 là sửa đổi tiêu cực nhất do đánh giá rằng Việt Nam quá ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài. Các Bộ bắt đầu ban hành các quy định về thủ tục rất chặt chẽ từ xây dựng, đến môi trường, khiến cho môi trường đầu tư Việt Nam trở nên kém hấp dẫn.

Sự sửa đổi này trước một năm khi xảy ra khủng hoảng kinh tế khu vực ASEAN bắt đầu vào tháng 7/1997 tại Thái Lan, kéo theo hàng loạt cuộc khủng hoảng. Việt Nam lúc đấy chưa hội nhập về tài chính, ngân hàng nên không bị ảnh hưởng. Nhưng vì môi trường khép kín nên không lợi dụng được khủng hoảng thành cơ hội để thu hút đầu tư vào trong nước. Do đó tác động trễ vào Việt Nam làm cho Việt Nam từ 1999 đến 2003, chỉ nhận được mỗi năm từ 2 - 2,5 tỷ USD đầu tư từ nước ngoài.

Theo ông Mại, sự thay đổi một số chủ trương của Nhà nước và tình trạng thiếu nhất quán, thiếu minh bạch trong chính sách và luật pháp gây ra tâm lý bất ổn của nhà đầu tư do khó dự đoán khi quyết định phương hướng đầu tư và kinh doanh. Chủ trương cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ vào cuối thập niên 90 đã làm phá sản hàng chục doanh nghiệp FDI.

Năm 2005 đánh dấu cột mốc trong việc xây dựng luật pháp là ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý bình đẳng với chính sách khuyến khích và ưu đã không phân biệt đối xử, để điều chỉnh hoạt động đầu tư và kinh doanh của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Năm 2014, hai luật này được hoàn chỉnh theo hướng coi hoạt động đầu tư và kinh doanh thuộc quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư và doanh nghiệp; Nhà nước hướng dẫn, tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi; giám sát, kiểm tra để khắc phục khiếm khuyết của thị trường. Điển hình là thay “Giấy phép đầu tư” thành “Giấy đăng ký đầu tư”, doanh nghiệp tự khắc dấu không phải xin phép cơ quan công an.

Từ Luật Đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 đến Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2014 là bước tiến lớn của hệ thống pháp luật Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc thu hút FDI củab các nhà đầu tư trên 100 quốc gia với 165 tỷ USD vốn thực hiện, đóng góp 19% thu ngân sách nội địa, 19% GDP, trên 55% giá trị sản lượng công nghiệp và hơn 70% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2017.

Định hướng, chính sách mới về FDI và giải pháp

Theo số liệu thống kê, đến giữa 2017 nước ta có trên 640 ngàn doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, trong đó có hàng trăm tập đoàn kinh tế lớn như Vingroup, Sungroup, Vinamilk, TH True Milk,... không những đang thực hiện dự án quan trọng trong nước, mà đã đầu tư ra một số nước. Do đó khi lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án phát triển cần ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước nếu đạt được tiêu chí tương tự với doanh nghiệp FDI.

Theo Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tiệu thế giới (WIPO), Trường Đại học Cornell và Viện nghiên cứu INSTEAD công bố ngày 15/6, Việt Nam được xếp hạng thứ 47/147 về đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 12 bậc so với 2016. Trong ASEAN, Việt Nam đứng trên Thái Lan, được đánh giá có thế mạnh đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường....

Trên cơ sở đó, ông Mại cho rằng Việt Nam cần hình thành định hướng và chính sách mới về FDI. Bên cạnh việc coi trọng các ngành nghề thu hút nhiều lao động ở những địa phương kém phát triển thì cần ưu tiên thu hút FDI một số ngành và sản phẩm công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, điện tử, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo

Song song đó, coi trọng vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế (TNCs) hàng đầu thế giới trong ngành và lĩnh vực công nghệ cao để tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn và chất lượng cao. Đồng thời điều chỉnh chính sách ưu đãi đối với dụ án FDI theo hướng gắn với hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình phát triển từng vùng kinh tế, địa phương.

Mặt khác, chính sách kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước cần chú trọng để khắc phục nhược điểm tác động lan toả của doanh nghiệp FDI; phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

chang duong 30 nam thu hut fdi va dinh huong chinh sach trong thoi gian toi Hàn Quốc đổ hơn 1 tỷ USD vào TP HCM 11 tháng đầu năm, chiếm hơn nửa tổng vốn FDI

11 tháng đầu năm, TP HCM có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn FDI. Trong đó, Hàn Quốc có 142 dự ...

chang duong 30 nam thu hut fdi va dinh huong chinh sach trong thoi gian toi Nhật Bản vượt Hàn Quốc trở thành nước đứng đầu thu hút FDI vào Việt Nam 11 tháng năm 2017

Trong 11 tháng qua, FDI đổ vào Việt Nam đạt hơn 33 tỷ USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, tính theo ...

Quỳnh Trang

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.