|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cà phê robusta chững giá, chêch lệch giá robusta - arabica nới rộng

11:03 | 04/11/2016
Chia sẻ
Với hai phiên tăng giá rất nhẹ của thị trường cà phê robusta thế giới, giá cà phê Tây Nguyên cũng có xu hướng hụt hơi trong đầu phiên 4/11; trong khi giá cà phê arabica tiếp tục tăng mạnh hơn.

Cụ thể đầu phiên 4/11, giá thu mua cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên duy trì trong khoảng 44.100 – 44.800 đồng/kg. Giá FOB cà phê tại cảng TP Hồ Chí Minh cũng chỉ tăng nhẹ 2 USD lên 2.036 USD/tấn với mức trừ lùi ổn định ở 130 USD và tỷ giá USD/VND là 22.285 đồng.

ca phe robusta chung gia chech lech gia robusta arabica noi rong
Nguồn: giacaphe.com

Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao dịch trên sàn ICE London chốt phiên 3/11 tăng 9 – 10 USD/tấn; trong khi giá cà phê arabica trên sàn ICE Mỹ tăng hơn 1,6% trong cùng phiên.

ca phe robusta chung gia chech lech gia robusta arabica noi rong
Nguồn: giacaphe.com

Chênh lệch giá giữa cà phê arabica và robusta xu hướng nới rộng hơn trong hai phiên gần đây. Trong đó, giá cà phê arabica tăng mạnh trở lại theo nhu cầu tiêu thụ của các hãng sản xuất. Ngược lại, giới đầu tư đặt lệnh chốt lời với các hợp đồng cà phê robusta để ổn định thị trường trước khi Việt Nam xuất các lô hàng cà phê mới đầu tiên ra thị trường hậu thu hoạch.

Theo số liệu mới nhất từ chính phủ Brazil, xuất khẩu cà phê tháng 10/2016 của nước này đã giảm xuống 3 triệu bao 60kg, từ 3,3 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 1/11, dự trữ cà phê tại các kho cảng Brazil còn khoảng 1,272 triệu bao.

Trong khi đó, sàn giao dịch ICE châu Âu cho biết, tổng dự trữ cà phê robusta có thể bán đấu giá tại các kho đã giảm thêm 5,884 nghìn bao 60kg trong hai tuần tính đến ngày 23/10, và xuống còn 2,285 triệu bao. Con số này thấp hơn nhiều so với mức dự trữ 3.358 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái.

Trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung cà phê, đặc biệt là hạt robusta, các nước xuất khẩu cà phê cũng đã ngừng bán các hợp đồng mới ra thị trường.

Thanh Tùng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.