|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Cả 7 dự án giao thông trọng điểm của ngành đường sắt đều đang thực hiện dở dang

10:17 | 23/08/2017
Chia sẻ
Đường bộ có 23 dự án với tổng mức đầu tư 509.296 tỷ đồng, đứng đầu danh mục cả về số lượng dự án và mức đầu tư. Các ngành giao thông đều có dự án đã đưa vào sử dụng, riêng đường sắt vẫn chưa hoàn thiện bất cứ dự án nào.

Đường bộ có số dự án và mức đầu tư lớn nhất

Báo cáo quý II/2017 về tình hình thực hiện các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, đường bộ có 23 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 509.296 tỷ đồng.

Trong đó, 13 dự án đã hoàn thành có tổng mức đầu tư 242.302 tỷ đồng. Đó là các dự án: cao tốc TP HCM - Trung Lương; cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai 3 Hà Nội; đường Láng - Hòa Lạc; cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; đường vành đai 3 Hà Nội giai đoạn 2; cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; Thái Nguyên - Chợ Mới; Nội Bài - Lào Cai; TP HCM - Long Thành - Dầu Giây; cầu Nhật Tân và đường nối Nhật Tân - Nội Bài; Hà Nội - Hải Phòng; nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ; cao tốc Hà Nội - Bắc Giang và 2 dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 (đường Hồ Chí Minh và pháp Vân - Cầu Giẽ).

10 dự án khác vẫn đang thực hiện có tổng mức đầu tư 251.708 tỷ đồng. Đó là các dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 2); cao tốc Bến Lức - Long Thành; Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Dầu Giây - Phan Thiết; Trung Lương - Mỹ Thuận; Pháp Vân - Cầu Giẽ (giai đoạn 2); tuyến nối Hạ Long với cầu Bạch Đằng; Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình; hầm đường bộ Đèo Cả; Tân Vũ - Lạch Huyện.

ca 7 du an giao thong trong diem cua nganh duong sat deu dang thuc hien do dang
Cả 7 dự án thuộc ngành đường sắt vẫn đang thực hiện có tổng mức đầu tư 194.020 tỷ đồng. (Ảnh: Zing)

Ngành đường sắt có 7 dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư khoảng 195.530 tỷ đồng. Trong đó, chỉ có tiểu dự án đường sắt Hạ Long - Cái Lân với mức đầu tư 1.510 tỷ đồng (thuộc dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân) đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Cả 7 dự án thuộc ngành đường sắt vẫn đang thực hiện có tổng mức đầu tư 194.020 tỷ đồng. Đó là các dự án tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên; tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương; Cát Linh - Hà Đông; Nhổn - ga Hà Nội; tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi; Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa có 4 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 50.135 tỷ đồng. Trong đó, 3 dự án đã hoàn thành có tổng mức đầu tư 23.458 tỷ đồng là dự án Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải; Kênh Chợ Gạo giai đoạn 1 và Luồng sông Hậu giai đoạn 1.

Chỉ có một dự án đang thực hiện là Cảng Lạch Huyện, mức đầu tư 25.200 tỷ đồng. Còn dự án Kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, mức đầu tư 1.477 tỷ đồng, đang trong giai đoạn lập phương án đầu tư.

Cuối cùng, 3 dự án giao thông đường hàng không có tổng mức đầu tư khoảng 354.057 tỷ đồng. Hai dự án trong số đó đã hoàn thành là Cảng hàng không Phú Quốc và Nhà ga Quốc tế T2 Nội Bài, tổng mức đầu tư là 17.427 tỷ đồng.

Riêng dự án Cảng hàng không Long Thành có mức đầu tư 336.630 tỷ đồng đã hoàn thành công tác thi tuyển lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách. Đến nay, Bộ GTVT đang hoàn thiện phương án thiết kế kiến trúc để lựa chọn.

Quốc hội cũng đã thông qua việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án sân bay Long Thành thành dự án thành phần; đồng thời chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giải phóng mặt bằng của sân bay này, báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

37 dự án giao thông trọng điểm có tổng mức đầu tư 1,109 triệu tỷ đồng

Danh mục các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT gồm 37 công trình, dự án với tổng mức đầu tư khoảng 1,109 triệu tỷ đồng. Trong đó, dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất là 336.630 tỷ đồng, đó là dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; tiếp sau là dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 (mức đầu tư 100,841 tỷ đồng); dự án quốc lộ 1 (Thanh Hóa - Cần Thơ, mức đầu tư 82.107 tỷ đồng)...

Lĩnh vực giao thông đường bộ dẫn đầu danh mục với 23 dự án, còn ngành đường sắt với 7 dự án, ngành hàng hải có 4 dự án và ngành hàng không có 3 dự án.

Các dự án giao thông trọng điểm này hầu hết được đầu tư bằng nguồn vốn ODA, vốn đối ứng, JICA, trái phiếu Chính phủ..., không ít dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng BT, BOT...

Theo Báo cáo của Bộ GTVT, trong 6 tháng đầu năm, dự án cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới và dự án đường Hồ Chí Minh đoạn từ quốc lộ 2 đến Hương Nộn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; quốc lộ 32 đoạn Cổ Tiết - cầu Trung Hà cũng được nâng cấp mở rộng. Trong khi đó, một vài công trình bị chậm tiến độ do khâu giải phóng mặt bằng; các dự án ODA thiếu vốn đối ứng; việc bố trí vốn ngân sách năm 2017 cho các dự án còn chậm; vật liệu xây dựng khan hiếm, giá cát tăng đột biến ảnh hưởng đến tiến độ các công trình giao thông...

Trong 6 tháng cuối năm, nhiều dự án trọng điểm dự kiến sẽ được hoàn thành như đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện; cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Hòa Lạc - Hòa Bình; hầm đường bộ Đèo Cả... Bộ GTVT cũng sẽ đẩy nhanh việc chuẩn bị khởi công 17 dự án thành phần sử dụng vốn dư (lần 2) của dự án mở rộng quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án sân bay Long Thành; hoàn thành Đề án cao tốc Bắc - Nam để báo cáo Quốc hội vào kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa XIV.

ca 7 du an giao thong trong diem cua nganh duong sat deu dang thuc hien do dang Dự án sân bay Long Thành chậm tiến độ do phải thi tuyển kiến trúc nhà ga hành khách

Chậm tiến độ thi công là tình trạng phổ biến của hầu hết dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải trong quý II. ...

ca 7 du an giao thong trong diem cua nganh duong sat deu dang thuc hien do dang TTCP vạch rõ sai phạm hơn 2.100 tỷ đồng tại 6 dự án BOT, BT ở TP HCM

TTCP phát hiện sai phạm hơn 2.100 tỷ đồng tại 6 dự án BOT, BT tại TP HCM, bao gồm: cầu Phú Mỹ; đường kết ...

Linh Lê