|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bộ Tài chính: Đất vàng Hãng Phim truyện VN nếu xây chung cư, siêu thị sẽ bị thu lại

14:32 | 27/09/2017
Chia sẻ
Trước khi cổ phần hóa doanh nghiệp phải xác định xong phương án sử dụng đất. Trong trường hợp của VFS, đất giao cho Hãng phim quy hoạch như thế nào thì sử dụng như vậy, nếu quy hoạch của thành phố Hà Nội thay đổi thì mới được làm chung cư, siêu thị.
bo tai chinh 5000m2 dat hang phim truyen vn neu xay cao oc nha nuoc se thu lai
Trước khi cổ phần hóa doanh nghiệp phải xác định xong phương án sử dụng đất bởi mục đích sử dụng đất gắn với giá trị đất của doanh nghiệp. (Ảnh: Mạnh Cường)

Đất của Hãng phim chuyển sang xây chung cư sai quy hoạch sẽ bị thu lại

Tại buổi Họp báo chuyên đề tháng 9 của Bộ Tài chính, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp có nhắc đến trường hợp cổ phần hóa tại Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) cho rằng trước khi cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp phải xác định xong phương án sử dụng đất.

“Doanh nghiệp nhà nước chỉ được sử dụng đất đai trong ngành nghề chính, không được dùng trong các ngành khác trừ khi có quy hoạch của thành phố. Nếu dùng sai mục đích, đất sẽ bị địa phương thu hồi”, ông Đặng Quyết Tiến nói.

Không những thế, việc công bố quy hoạch của thành phố phải rõ ràng, không thể chưa đối chiếu quy hoạch đất rõ ràng đã bán cổ phần của doanh nghiệp bởi mục đích sử dụng đất gắn với giá trị đất của doanh nghiệp được xác định khi cổ phần hóa. Các công ty tư vấn phải tư vấn cho doanh nghiệp. Đơn vị thẩm định giá phải khẳng định rõ ràng: có đúng giá trị đất ấy trong 10 năm nữa không chuyển đổi mục đích, chỉ làm rạp chiếu phim thôi hay không?

Trong trường hợp của VFS, quyền sử dụng hơn 5.000 m2 “đất vàng” của Hãng phim phải đợi kết luận thanh tra. Tuy nhiên, đất giao cho Hãng phim quy hoạch như thế nào thì sử dụng như vậy, nếu quy hoạch của thành phố Hà Nội thay đổi thì mới được làm chung cư, siêu thị.

Đại diện Bộ Tài chính khẳng định: “Nếu chuyển sang xây chung cư, siêu thị..., thành phố sẽ thu lại hoặc nhà nước xác định giá thuê mới theo giá xây dựng bất động sản, trong đó xác định rõ giá mặt tiền là bao nhiêu. Công ty cổ phần hóa đủ tiền trả cho nhà nước theo phương án mới thì làm, không có tiền trả thì nhà nước đấu giá cho đơn vị khác khai thác đất”.

Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cũng thông tin, việc đấu giá cổ phần cần thực hiện công khai bởi trước đó những doanh nghiệp có điều kiện nhưng không có trong danh mục lại đứng ngoài “sân chơi”. Lần này, bất cứ đơn vị nào đủ điều kiện cả trong và ngoài nước đều sẽ được cung cấp thông tin, cơ quan chủ sở hữu dựa theo đó mà lựa chọn đấu thầu.

Đối với những ngành như xuất bản, làm phim... cần có quy định về cổ đông chiến lược cùng ngành nghề để “không phải cứ có tiền là muốn làm gì cũng được”. Thực tế có tình trạng doanh nghiệp cần thêm vốn phát triển thường bị các quỹ đầu tư tài chính đầu tư vào, giữa các đơn vị không có cùng tiếng nói và dần dần các cổ đông cùng ngành nghề bị lép vé, ông Tiến dẫn chứng.

Về việc định giá trị lịch sử của Hãng phim, đại diện Bộ tài chính đưa ra quan điểm ban chỉ đạo cổ phần hóa phải chủ động thuê đơn vị tư vấn trong hoặc ngoài nước để định giá, không thể đòi hỏi hỏi cơ quan nhà nước nghĩ cho.

Các doanh nghiệp như VFS hay những doanh nghiệp có sở hữu trí tuệ không thể chỉ sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị doanh nghiệp, bởi đặc thù giá trị tinh thần nên giá trị các doanh nghiệp này cao hơn giá trị sổ sách. Xét theo giá trị này, nhiều doanh nghiệp đang thua lỗ nặng vẫn có tiền năng trong tương lai...

CPH xong là “ván đã đóng thuyền”

Liên quan đến những tranh cãi trong quá trình CPH VFS, Cục Phó Cục Tài chính Doanh nghiệp cho rằng, thời điểm CPH các nghệ sỹ phải nói ngay. Cổ phần hóa là quá trình giúp người lao động làm chủ, nếu trong quá trình thực hiện thấy có những vấn đề không đúng thì người lao động phải có ý kiến ngay, tránh tình trạng "ván đã đóng thuyền" mới lên tiếng thì sẽ rất khó đảm bảo quyền lợi.

Trước đó, tại buổi gặp mặt báo chí vào ngày 21/9 do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức, nhiều nghệ sỹ đều bày tỏ bức xúc về việc VFS bị định giá bằng 0 và Vivaso chỉ phải bỏ ra 32,5 tỷ đồng đã mua được 65% cổ phần của Hãng, trong khi riêng giá trị đất đai của Hãng phim tính theo giá thị trường đã lên tới 2.000 tỷ đồng (quá trình cổ phần hóa lại chỉ được định giá 19,7 tỷ đồng).

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch huỳnh Vĩnh Ái lại khẳng định: Hãng phim đúng là có vị trí “đất vàng” song không được như định giá 2.000 tỷ đồng. Bộ đã lấy ý kiến của Cục quản lý công sản Bộ Tài chính, xác định đất thuê không được tính vào giá trị doanh nghiệp.

Giá đất tại mặt đường Thuỵ Khuê được thành phố Hà Nội quy định là 46 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, khảo sát của PV cho thấy, giá cho thuê mặt bằng của khu đất trên đường này đã có giá khoảng 1 triệu đồng/m2, mặt bằng tầng một rộng khoảng 30 m2 có giá lên đến 25 triệu đồng/tháng. Còn đất trong ngõ rộng khoảng 2 xe máy tránh được nhau có giá bán khoảng 130 - 180 triệu đồng/m2; nếu nhà mặt đường thì mức giá phải trên 250 - 300 triệu đồng/m2. Khu đất này của VFS được nhiều người kinh nghiệm trong ngành bất động sản đánh giá là “đất vàng” bởi diện tích rộng, nằm ngay đầu đường, cạnh vườn hoa, phía trước là đường Thuỵ Khuê giao thông thuận tiện, phía sau giáp hồ Tây với tầm nhìn rất đẹp.

Hội Điện ảnh cũng nhận định, đơn vị tư vấn giá trị doanh nghiệp cho hãng phim đã định giá trị thương hiệu, giá trị đất đai của VFS bằng 0 và được Ban cổ phần Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đồng ý. Điều này có thể khiến nguồn tài sản nêu trên (thuộc sở hữu Nhà nước) sẽ bị “tư nhân” chiếm dụng sau cổ phần hóa.

bo tai chinh 5000m2 dat hang phim truyen vn neu xay cao oc nha nuoc se thu lai 'Đất vàng' khu vực Hãng phim truyện Việt Nam giá bao nhiêu?

Mặc dù Hãng phim truyện Việt Nam nằm trên hơn 5.000 m2 đất tại mặt đường Thuỵ Khuê, Hà Nội nhưng khi cổ phẩn hoá ...

bo tai chinh 5000m2 dat hang phim truyen vn neu xay cao oc nha nuoc se thu lai ‘Đất vàng của Hãng phim truyện VN được định giá không bằng căn biệt thự cao cấp’

4 mảnh 'đất vàng' của Hãng phim truyện VN (VFS) được nhận định có tổng giá trị theo giá thị trường lên đến 2.000 tỷ ...

Linh Lê

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.