|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bộ GTVT thẩm định việc tăng tổng vốn đầu tư 2 tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên và Bến Thành-Tham Lương thêm gần 53.000 tỷ

15:30 | 27/02/2018
Chia sẻ
Dự án đường sắt đô thị TP HCM tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đều có sự điều chỉnh tăng mạnh tổng mức đầu tư so với kế hoạch ban đầu. Cụ thể, tuyến số 1 tăng 30.000 tỷ đồng, tuyến số 2 tăng 22.655 tỷ đồng.
bo gtvt ra soat tham dinh viec dieu chinh tong von hai tuyen duong sat do thi tp hcm them gan 53000 ty dong Vì sao metro Bến Thành - Tham Lương xin lùi đến 2024?
bo gtvt ra soat tham dinh viec dieu chinh tong von hai tuyen duong sat do thi tp hcm them gan 53000 ty dong Metro Bến Thành - Suối Tiên đội vốn 30.000 tỉ, vì sao?
bo gtvt ra soat tham dinh viec dieu chinh tong von hai tuyen duong sat do thi tp hcm them gan 53000 ty dong Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên nguy cơ vỡ tiến độ vì thiếu vốn

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể vừa chủ trì cuộc họp nhằm rà soát thẩm định việc điều chỉnh tổng mức đầu tư (TMĐT) dự án đường sắt đô thị TP HCM, tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương).

bo gtvt ra soat tham dinh viec dieu chinh tong von hai tuyen duong sat do thi tp hcm them gan 53000 ty dong
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có chiều dài 19,7 km. (Ảnh: Người lao động)

Theo đó, dự án đường sắt đô thị TP HCM tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được UBND TP HCM phê duyệt lần đầu vào năm 2007 với TMĐT hơn 17.000 tỷ đồng. Sau đó, Thủ tướng đã đồng ý cho UBND TP phê duyệt điều chỉnh TMĐT dự án lên 47.000 tỷ đồng (tăng thêm đến 30.000 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu).

Đến nay, tiến độ chung của dự án đã đạt khoảng 50% khối lượng thực hiện (5/6 gói thầu đã được chủ đầu tư phê duyệt dự toán và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu để triển khai từ năm 2012); tỷ lệ giải ngân vốn đối ứng đạt 26%, vốn vay ODA đạt 38%.

Còn tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) được Thủ tướng giao UBND TP HCM hoàn thiện, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và thực hiện các thủ tục ký kết các hiệp định vay vốn với ba nhà tài trợ (ADB, KfW, EIB) vào cuối năm 2008. TMĐT ban đầu là 26.116 tỷ đồng, sau đó do một số nội dung chưa phù hợp nên phải điều chỉnh thiết kế cơ sở khiến TMĐT cũng được dự kiến điều chỉnh (tại thời điểm tháng 8/2017) thành 48.771 tỷ đồng (tăng thêm 22.655 tỷ đồng).

Hiện nay, dự án đã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; cơ bản hoàn thành toà nhà văn phòng, các công trình phụ trợ tại depot Tham Lương và đang trong giai đoạn đấu thầu tuyển chọn nhà thầu xây dựng song song với quá trình điều chỉnh dự án.

Hai dự án đường sắt đô thị nói trên đều là những dự án trọng điểm quốc gia, nguyên tắc là phải thông qua Quốc hội về chủ trương điều chỉnh dự án. Hồi giữa tháng 1 năm nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng và UBND TP HCM thẩm định việc điều chỉnh TMĐT dự án này, báo cáo Thủ tướng, đồng thời Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phải chủ trì việc xây dựng Báo cáo của Chính phủ để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhận định, thời điểm để hoàn chỉnh việc thẩm định điều chỉnh dự án là vô cùng gấp nên đề nghị các Bộ, ngành sớm có ý kiến góp ý để hoàn chỉnh Hồ sơ, Tờ trình thẩm định. Đồng thời, các đơn vị liên quan thuộc Bộ GTVT và UBND TP HCM cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo đến cuối tháng 3 phải thẩm định xong theo yêu cầu của Chính phủ, báo cáo Chính phủ trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp vào tháng 5 tới.

Dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được khởi công tháng 8/2012, dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó, 2,6 km đi ngầm (có 3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (có 11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.

Còn dự án metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) dài 11,2 km, đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú. Trong đó, 9,2 km đi ngầm với độ sâu trung bình 18m; toàn tuyến có 9 ga ngầm, một ga trên cao và một depot. Ban đầu, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2018, sau đó TP HCM xin lùi đến năm 2020 và rồi tiếp tục xin lùi đến năm 2024.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

N.Lê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.