|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Blockchain, thấy gì từ sự chuyển mình của hệ thống ngân hàng tư nhân Thụy Sỹ?

18:54 | 25/01/2018
Chia sẻ
Ngành ngân hàng Thụy Sỹ nổi tiếng bởi tính ổn định. Thế nhưng gần đây, các tổ chức buộc phải đổi mới mình trước bối cảnh luật pháp và môi trường kinh doanh biến động.
 
tu blockchain thay gi tu su chuyen minh cua he thong ngan hang tu nhan thuy sy Diễn đàn kinh tế ở Davos 2018: Những phát biểu đáng chú ý
tu blockchain thay gi tu su chuyen minh cua he thong ngan hang tu nhan thuy sy Ngân hàng tư nhân Thụy Sỹ đang vận động bảo vệ thông tin khách hàng
tu blockchain thay gi tu su chuyen minh cua he thong ngan hang tu nhan thuy sy Chuyển hàng tấn vàng sang Thụy Sỹ: Nấu chảy, đúc khối bán?

Yếu tố nào thúc đẩy sự chuyển mình của các ngân hàng tư nhân Thụy Sỹ?

Thu nhập ngành ngân hàng Thụy Sỹ tăng mạnh trong khi phần còn lại của thế giới vẫn đối mặt với cuộc khủng hoảng và khó khăn.

Yêu cầu của ngành ngân hàng Thụy Sỹ là cần tái thiết để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển khách hàng cá nhân.

Một số sản phẩm và mô hình kinh doanh hiện tại sẽ biến mất, thay vào đó là đầu tư nghiên cứu và đổi mới để phát triển hoạt động kinh doanh và các sản phẩm thiết yếu mới.

tu blockchain thay gi tu su chuyen minh cua he thong ngan hang tu nhan thuy sy
(Ảnh: Foo Boon Ping/theasianbanker)

Mô hình cố vấn tin cậy truyền thống của ngân hàng tư Thụy Sỹ đang bị gián đoạn bởi các biện pháp quản lý mới nhằm loại bỏ vai trò của các ngân hàng tư nhân Thụy Sỹ như các phương tiện để trốn thuế. Điều này đã gây ra một dòng chảy ròng của các quỹ đầu tư, tăng chi phí để tuân thủ các quy định và cạnh tranh. Từ đó đã ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng sinh lời, dẫn đến các thương vụ hợp nhất lớn trong ngành và sự sụp đổ của nhiều ngân hàng tư nhân vốn quen với những quan hệ đối tác nhỏ truyền thống trong dịch vụ tư vấn đầu tư độc lập và khách quan.

Để tồn tại, những tổ chức này đang tìm kiếm các thương vụ M&A và chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh như một cố vấn tài chính tin cậy, hay sản phẩm chuyên biệt, tốc độ giao dịch hoặc cung cấp các giải pháp quản lý. Trong khi đó, các tổ chức lớn hơn như UBS, Credit Suisse, Julius Baer… đang áp dụng mô hình ngân hàng toàn cầu của Mỹ, cung cấp sản phẩm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và dịch vụ quản lý tài sản.

Điểm mạnh của các ngân hàng tư nhân Thụy Sỹ

Robert Straw - Giám đốc bộ phận đào tạo thuộc Viện Tài chính Thụy Sỹ cho biết: "Ngành ngân hàng tư nhân Thụy Sỹ đang thu hút sức mạnh khi phần còn lại của thế giới tài chính đang trong khủng hoảng và khó khăn. Hầu hết quốc gia trên thế giới tin tưởng vào khả năng tư vấn của các ngân hàng tư nhân Thụy Sỹ về các vấn đề quản lý tài sản gia đình và xuyên biên giới, cũng như nhiều loại tài sản khácđược xây dựng trên một nền tảng vững mạnh hơn 200 năm qua”.

Các ngân hàng tư nhân trong nước cũng có khả năng thực hiện mà các tổ chức từ nơi khác cho là không có đối thủ, Straw nhận xét.

Thụy Sỹ nổi tiếng là quốc gia sáng tạo nhất thế giới

Thụy Sỹ đầu tư gần 3,4% GDP vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tương đương 22,58 tỷ USD (22 tỷ CHF). Khu vực tư nhân chiếm phần lớn kinh phí và thực hiện hai hoạt động này (lần lượt 86% và 71%). Năm 2016, Ủy ban Công nghệ Thụy Điển (CTI) hỗ trợ cho 539 dự án R&D với số tiền 189,5 triệu USD (khoảng 190 triệu CHF).

Nhu cầu đổi mới và quy định của ngân hàng Thụy Sỹ

Tại Thụy Sỹ hiện nay đặt ra nhu cầu đổi mới, nhằm giúp các tổ chức đối phó với những thay đổi về chính sách điều hành của chính quyền.

Trong đó, ciệc đổi mới ngành ngân hàng Thụy Sỹ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của khách hàng cá nhân thông qua hoạt động tư vấn, cung cấp tài sản mới tiềm năng như tiền kỹ thuật số; cung cấp dịch vụ, hay các robot cố vấn; đầu tư theo mục tiêu; sự trội dậy những tài sản thụ động; tận dụng những hạn chế của môi trường (như kinh tế, quy định và cạnh tranh); và khai thác lợi thế công nghệ như chuyển đổi kỹ thuật số.

Để vừa hợp tác và vừa đáp ứng những quy định pháp lý về công nghệ, đã có nhiều thay đổi và sắp tới sẽ tập trung vào thị trường. Môi trường pháp lý gây phức tạp cho việc hợp tác nhưng cũng mang đến nhiều tiềm năng như hệ thống chống rửa tiền mới, hệ thống trao đổi thông tin tự động và ràng buộc các định chế tài chính phải đạt mức độ tự động hóa cao để cùng đáp ứng yêu cầu và hiệu quả sử dụng chi phí.

Minh chứng cho mô hình kinh doanh đang biến mất

tu blockchain thay gi tu su chuyen minh cua he thong ngan hang tu nhan thuy sy

Các tổ chức như Swisscom và Roche nhận ra rằng, mô hình và sản phẩm kinh doanh hiện tại không thể kéo dài mãi mãi và sẽ biến mất ở một thời điểm nào đó. Đó là lý do tại sao họ liên tục đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới để phát triển các sản phẩm mới.

70% doanh thu hiện tại của Swisscom là kết quả của các sản phẩm không tồn tại 10 năm trước. Tương tự như vậy, Roche hưởng lợi từ các bằng sáng chế độc quyền các sản phẩm mới thường kéo dài 10 năm, trước khi lợi nhuận của họ bị ăn mòn do bằng độc quyền hết hạn.

Một số tổ chức cũng đang bắt đầu tìm hiểu về blockchain và tiền kỹ thuật số. Oliver Bussmann - Chủ tịch của Hiệp hội Tiền kỹ thuật số Valley cho biết: "Blockchain hay công nghệ sổ cái phân tán, hỗ trợ tiền kỹ thuật số, cho phép giao dịch tài sản. Blockchain có thể làm thay đổi đáng kể sản phẩm và quy trình ở tất cả các ngành. Những người tiếp cận blockchain đầu tiên đang tập trung chọn lọc sản phẩm mang lại những lợi ích cao nhất. Hiệp hội Tiền kỹ thuật số Valley đang phát triển một trong những hệ sinh thái công nghệ mật mã và blockchain hàng đầu thế giới”.

Peter Hofmann, một cộng sự của Swisscom AG, nhận xét: "Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cần nền tảng tiền kỹ thuật số và tài sản số trong tương lai”. Nhu cầu ngày càng tăng đối với hợp đồng thông minh dựa trên nền tảng mã hoá, cho phép kết nối và xử lý, đặc biệt đáp ứng các yêu cầu tuân thủ quy định ngày càng phức tạp.

Swisscom đang phát triển một cơ chế cung cấp tài sản số cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính được quy định trong một nền tảng như một mô hình dịch vụ (PaaS). Phần lớn robot tư vấn ngày nay đưa ra giải pháp cho một số quỹ đầu tư ETF thụ động được tái cân bằng tự động dựa vào tính chu kỳ. Họ chưa đạt được mức độ phức tạp hay linh động quản lý các sản phẩm, nhu cầu tinh vi của khách hàng cá nhân, Patrick Oberhaensli, Giám đốc điều hành và là nhà sáng lập của Evolids Finance LLC nhận định.

Các nền tảng quản lý quan hệ khách hàng thế hệ mới có thể giúp tự động hoá quy trình và hoạt động để tăng năng suất và hiệu quả quản lý quan hệ khách hàng, đặc biệt là những người giàu có. Ví dụ điển hình như Investiglass 'Integrated Wealth Advisor Platform, được thiết kế để hỗ trợ hoạt động của các nhà tư vấn tài sản như white-labelled, nền tảng quản lý và tìm kiếm khách hàng cho ngân hàng, cũng như quản lý khách hàng hiện tại.

Một ví dụ khác là UBS Wealth InnovationLab được UBS thành lập năm 2014 để xác định và thử nghiệm các sản phẩm dịch vụ tương lai. Đồng thời nó hoạt động như một trung tâm nghiên cứu và phát triển các khái niệm mới có để cải thiện dịch vụ khách hàng và tạo giá trị gia tăng cho các nguyên mẫu thử nghiệm đã được sàn lọc. Điều này cho phép UBS Wealth Management tạo ra các kênh kinh doanh mới và tham gia hiệu quả hơn với các khách hàng hiện tại, cũng như thiết lập tương lai quản lý tài sản.

tu blockchain thay gi tu su chuyen minh cua he thong ngan hang tu nhan thuy sy

Đối với UBS, đổi mới và số hoá là những ưu tiên trong chiến lược phát triển. Họ đang đầu tư mạnh vào các lĩnh vực này, bao gồm phát triển và tích hợp công nghệ mới vào mô hình kinh doanh hiện tại; đầu tư vào nghiên cứu nhu cầu tương lai của khách hàng.

Để hỗ trợ những nỗ lực này, UBS đang áp dụng "văn hóa cho phép thất bại", tạo cơ hội để thử nghiệm và đổi mới. “Bản đồ Đổi mới WM” của họ tập trung vào bốn trụ cột chính là Lời khuyên, Tin tưởng, Chọn lựa và Thịnh vượng (New Advice, New Trust, New Choices và New Wealth). Nhiệm vụ của họ là phát triển các doanh nghiệp nội bộ hoặc những nhân tố xuất chúng như "intrapreneurs", đổi mới từ bên trong và giữa các nhân viên, ví dụ các sáng kiến phát triển nội bộ như UBS Smart Wealth, Ask UBS and UBS Optimus Foundation Virtual Reality.

Ánh Dương