Bamboo Airways cần có nguồn lực đủ mạnh từ những mảng khác để hỗ trợ trong giai đoạn đầu
Bamboo Airways vừa được duyệt chủ trương đầu tư, Bộ GTVT đòi tăng vốn tối thiểu của doanh nghiệp hàng không | |
FLC muốn tăng vốn điều lệ cho Bamboo Airways lên 1.300 tỷ đồng |
‘Miếng bánh’ hàng không vẫn còn ‘béo bở’ …
Trao đổi với phóng viên bên lề một hội thảo tổ chức mới đây tại Hà Nội, Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn – Giảng viên Trường Đại học Fulbright nhận định thị trường hàng không Việt Nam có triển vọng khá tích cực vì một số lý do:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao, dẫn tới thu nhập khả dụng của người dân tăng lên.
Thứ hai, tầng lớp trung lưu của Việt Nam tăng nhanh khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không tăng theo. Trước đây người dân đi xe, đi tàu thì giờ đây chuyển sang đi máy bay.
Thứ ba, khả năng cung ứng của các hãng hàng không hiện tại là không đủ. Tình trạng trễ chuyến, hủy chuyến, quá tải ở các sân bay diễn ra thường xuyên, tạo ra lợi nhuận tiềm năng cho các nhà cung cấp dịch vụ hàng không mới.
Thứ tư, một số địa phương đang nổi lên trở thành những hạt nhân tăng trưởng. Không chỉ có Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mà còn có nhiều địa phương khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ, … Để đáp nhu cầu và ứng tiềm năng tăng trưởng của các địa phương này, nhiều công ty muốn đầu tư vào lĩnh vực vận tải hàng không.
Ông Tuấn nói thêm "Nếu chỉ trông chờ vào Nhà nước thì không thể, vẫn còn rất nhiều nút thắt về cơ sở hạ tầng, đường bộ, đường không, đường sông, đường thủy, đường sắt chúng ta vẫn chưa có nguồn lực để giải quyết thì lấy đâu ra tiền cho hàng không? Mà ở đây không có thất bại thị trường nào (market failure - PV) thì không có cơ sở để nhà nước can thiệp vào để trực tiếp tài trợ. Trong khi đó, tư nhân lại đang có động lực tham gia nên chúng ta cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích".
Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn. Ảnh: PV. |
… nhưng không dễ ăn đối với các hãng mới
Theo ông Tuấn, ngành hàng không Việt Nam có tình trạng độc quyền giấy phép. Muốn mở một hãng hàng không phải xin giấy phép, trải qua một quy trình phức tạp. Đây là một rào cản khiến cho thị trường hàng không của chúng ta chưa có nhiều nhà cung ứng.
Quan trọng hơn, ngành hàng không có tính độc quyền tự nhiên vì suất đầu tư ban đầu rất lớn. Hãng càng sử dụng công suất cao, thì chi phí trung bình càng giảm khiến cho các hãng hàng không lớn, lâu đời có lợi thế cạnh tranh. Chính lợi thế cạnh tranh này khiến cho những hãng đi sau khó gia nhập ngành.
“Những hãng hàng không tham gia sau sẽ khó cạnh tranh vì những hãng hàng không trước đã khấu hao tài sản khá lâu rồi, chi phí trung bình đã giảm. Những hãng hàng không vào sau sẽ có chi phí rất cao, giá vé phải đặt ở mức cao, hoặc phải có một nguồn lực mạnh đề bù vào nhằm chống chịu được giai đoạn đầu, chịu lỗ phải có vốn mạnh, vốn lớn”.
Ông Tuấn lấy ví dụ trường hợp hãng hàng không Bamboo Airways (công ty TNHH Hàng không Tre Việt – công ty con của Tập đoàn FLC): "Ví dụ Bamboo Airways đầu tư vào hàng không thì nguồn lực từ những mảng khác phải đủ mạnh, đủ ổn định để bơm trong giai đoạn đầu, nếu không hãng sẽ tắt hơi giữa đường”.
Tuy nhiên theo ông Tuấn, các hãng hàng không đi Bamboo Airways sau có thể tồn tại và phát triển nếu biết tạo sự khác biệt và đi vào các thị trường ngách.
Hiện nay Vietnam Airlines và Vietjet Air đang thống lĩnh một số đường bay lớn nên những hãng mới như Bamboo Airways có thể khai thác các thị trường ngách, tới các địa phương đang nổi lên là trung tâm tăng trưởng. Còn chính sách "khác biệt hóa" chính là công cụ giúp Vietjet Air giành được thị phần từ tay Vietnam Airlines và Jetstar Pacific.