Amazon bắt tay với VECOM tuyên chiến với Alibaba tại thị trường Việt Nam
Ngân hàng nên sợ Amazon trong cuộc giành thị phần tài khoản thanh toán? | |
Amazon cung cấp dịch vụ tại Việt Nam: Thương mại điện tử dậy sóng |
Amazon.com sẽ chính thức ra mắt dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam với mục tiêu chiếm lĩnh thị phần của đối thủ Trung Quốc Alibaba Group Holding ở một trong những thị trường trực tuyến phát triển nhanh nhất thế giới.
Amazon đã hợp tác cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), với 140 thành viên, đây là một trong những nhóm doanh nghiệp trực tuyến lớn nhất cả nước.
Lần đầu tiên VECOM hợp tác với ông vua bán lẻ trực tuyến khổng lồ của Mỹ, mối quan hệ đối tác này sẽ giúp Amazon tăng lượng sản phẩm có sẵn trên nền tảng và cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam bán và xuất hàng hoá thông qua Amazon.com.
Ông Nguyễn Thanh Hùng (Chủ tịch VECOM) cho biết, Hiệp hội đã gặp một đại diện của Amazon năm ngoái để thảo luận kế hoạch.
Amazon dự kiến tiết lộ kế hoạch chi tiết vào ngày 14/3 tại Diễn đàn "Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2018", được tổ chức tại Hà Nội. Trước đó năm 2017, Amazon cũng bắt đầu mở rộng thị trường tại Singapore.
So với đối thủ Trung Quốc, Amazon có phần chậm chân hơn chút đỉnh khi mà Alibaba đã chính thức gia nhập Việt Nam từ năm ngoái và tuyên bố đã tích lũy hàng chục nghìn thành viên kinh doanh chỉ sau nửa năm. Tuy nhiên, theo khảo sát mới nhất của các cơ quan chức năng ở Việt Nam, đã có khoảng 200 công ty Việt Nam đang bán mặt hàng này trên nền Amazon.
Alibaba cũng tăng cường quyền sở hữu Lazada từ 51% lên 83% vào tháng 6/2017. Lazada hiện là nhà bán lẻ điện tử lớn nhất tại Việt Nam, kiểm soát khoảng 30% thị trường mua sắm trực tuyến. Động thái này cho phép Alibaba nhanh chóng xâm nhập vào thị trường thương mại điện tử của Việt Nam và đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua mô hình business-to-consumer (B2C).
Theo một báo cáo của nhà nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.
Năm 2016, doanh thu từ thương mại điện tử của Việt Nam tăng 23% lên 5 tỷ USD, chiếm 3% tổng doanh thu bán lẻ trong nước. Tốc độ tăng trưởng ước tính 25% so với năm 2017, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong ba năm tới. Doanh thu hàng năm của thương mại điện tử Việt Nam dự kiến sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ.
Hơn 90% nhà đầu tư vào thương mại điện tử của Việt Nam bắt nguồn từ nước ngoài, bao gồm từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan vào năm 2017. Các tên tuổi nổi tiếng trên thị trường bao gồm Lazada, Tiki, Vatgia, Hotdeal, Shopee, Nguyenkim, Adayroi, Thegioididong, Sendo, FPT Shop và Careerlink.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/