90% doanh nghiệp Nhật Bản tin rằng mở rộng kinh doanh tại Việt Nam giúp họ tăng doanh thu
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam (Ảnh: Bộ Tài chính) |
Theo thông tin đưa ra trong Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam được tổ chức sáng ngày 21/8, Nhật Bản hiện nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng số vốn cam kết ODA của cộng đồng quốc tế.
Đến tháng 7/2017, có 122 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó Nhật Bản đứng thứ hai với 46,47 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư). Với trị giá kim ngạch thương mại đạt 30 tỷ đô la Mỹ, hiện nay Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong tổng số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ ngoại thương.
Các quỹ đầu tư Nhật góp phần đưa thị trường chứng khoán Việt khởi sắc
Với việc góp vốn vào các quỹ đầu tư chứng khoán thành lập tại Việt Nam, nhà đầu tư Nhật Bản đã góp phần vào sự khởi sắc của của thị trường chứng khoán Việt nam trong 8 tháng đầu năm. Hiện Nhật Bản đã góp vốn vào các quỹ như Quỹ đầu tư Japan Asia MB Capital, Quỹ đầu tư cổ phiếu Dai-ichi Life Việt Nam, Quỹ thành viên Việt Nhật, Quỹ đầu tư Việt Nam đạt giá trị khoảng gần 53 triệu USD.
Môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng nhận được đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp tại Nhật bản. Khoảng 90% doanh nghiệp Nhật Bản tin rằng mở rộng kinh doanh tại Việt Nam giúp họ tăng doanh thu; và 63% các doanh nghiệp Nhật Bản đã có lãi trong năm 2016 và 66,6% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là một điểm đầu tư quan trọng. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Đầy mạnh thoái vốn nhà nước, nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở các công ty đại chúng
Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hệ thống pháp lý đã ngày càng hoàn thiện, sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng và thị trường có tốc độ phát triển nhanh. Lĩnh vực bảo hiểm cũng là lĩnh vực Việt Nam ưu tiên mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Về triển vọng chính sách trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm trong thời gian tới Bộ trưởng Đinh tiến Dũng khẳng định Việt Nam sẽ tập trung triển khai xây dựng Luật chứng khoán sửa đổi, chú trọng nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty đại chúng, ngoại trừ những lĩnh vực hạn chế, kinh doanh có điều kiện;
Khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài thông qua các giải pháp chính sách về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam;
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các DNNN gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch; bổ sung phương thức dựng sổ vào Nghị định cổ phần hóa; triển khai cơ chế tạo lập thị trường, phát hành bộ Nguyên tắc quản trị công ty; tăng cường kiểm tra, giám sát về tính minh bạch các thông tin trong Báo cáo tài chính của các công ty đại chúng về vấn đề sử dụng vốn, công bố thông tin và quản trị công ty.
Triển khai đề án phát triển trái phiếu doanh nghiệp; hoàn thiện phương án tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp và công tác chuẩn bị để có thể đưa thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp vào hoạt động trong năm 2018; khuyến khích các công ty đưa trái phiếu lên niêm yết.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nhận định sau gần 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, có thể nói quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản chúng ta đã phát triển mạnh mẽ và đang ở vào giai đoạn tốt nhất trong lịch sử. Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản tại Đông Nam Á.
“Chúng tôi mong rằng sau Diễn đàn này, các doanh nghiệp hai nước sẽ có thêm nhiều ý tưởng và dự án hợp tác mới để làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế cũng như quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản. Bộ Tài chính Việt Nam cam kết đồng hành và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tiếp tục nỗ lực gọi vốn Nhật vào Việt Nam Tiếp nối những nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác giữa 2 nền kinh tế mà Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ ... |
7 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút gần 1.400 dự án FDI mới Trong số 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng, Nhật ... |