|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

40% thịt heo trên thị trường nhiễm khuẩn salmonella

21:00 | 23/06/2018
Chia sẻ
Tỷ lệ thịt heo nhiễm khuẩn salmonella trên thị trường lên tới 40%. Đây là kết quả nghiên cứu tại các mẫu thịt heo lấy ở các chợ ở Nghệ An và Hưng Yên được thực hiện năm 2013.
40 thit heo tren thi truong nhiem khuan salmonella Gần 70% thịt bị nhiễm vi khuẩn salmonella: 'Đã có kế hoạch tăng cường thanh kiểm tra'
40 thit heo tren thi truong nhiem khuan salmonella Thu hồi sữa nhiễm salmonella của Lactalis tại 83 nước
40 thit heo tren thi truong nhiem khuan salmonella Yêu cầu thu hồi, báo cáo số lượng sữa nhiễm khuẩn đã nhập về VN

Theo TS. Nguyễn Việt Hùng, Trưởng đại diện Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế ILRI tại Đông Nam Á, thành viên nhóm tác giả của báo Nghiên cứu quản lý nguy cơ An toàn Thực phẩm: những thách thức và cơ hội, Ngân hàng Thế giới cho hay tỷ lệ thịt heo nhiễm khuẩn salmonella trên thị trường lên tới 40%. Đây là kết quả nghiên cứu tại các mẫu thịt heo lấy ở các chợ ở Nghệ An và Hưng Yên được thực hiện năm 2013.

Tại "Lễ ra mắt và Hội thảo Chương trình An toàn Thực phẩm cho các Hộ Nông dân sản xuất quy mô nhỏ", ông Hùng cho hay, các mẫu thịt heo phát hiện nhiễm salmonella được khảo sát từ các lò mổ thủ công, chợ truyền thống.

“Hiện nay có rất ít lò giết mổ tập trung đầy đủ các điều kiện vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm; nếu có người dân cũng ngại mang heo qua những cơ sở này do vấn đề chi phí và mức độ tiện lợi. Phần lớn heo được giết mổ tại các lò truyền thống, đặc biệt là khu vực phía Bắc”. ông Hùng trao đổi với phóng viên.

40 thit heo tren thi truong nhiem khuan salmonella
40% thịt heo trên thị trường nhiễm khuẩn salmonella. Ảnh: Reuters

Theo Bộ Công Thương, chi phí giết mổ tại lò công nghiệp khoảng 150.000/con heo nặng 100 kg. Trong khi đó, chi phí tại lò thủ công chỉ khoảng 110.000 đồng/con.

Ông Hùng cho biết thêm, năng lực thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng chưa cao. Theo nguyên tắc, thịt heo phải được kiểm tra và đóng dấu tại các lò mổ trước khi được đưa ra ngoài chợ nhưng trên thực tế chúng ta chưa đủ nguồn lực để làm ở tất cả các điểm giết mổ.

Ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, người tiêu dùng còn phải đối mặt với nguy cơ về tồn dư kháng sinh, kim loại nặng trong thịt heo.

Theo kết quả của ILRI và các đối tác, nguy cơ mắc tiêu chảy đối với người tiêu dùng do tiêu thụ thịt heo nhiễm salmonella là 17%. Hằng năm ước tính có khoảng 16 triệu người mắc, chi phí điều trị 107 USD/ca. Như vậy, tổng số tiền phải chi để điều trị căn bệnh này ước tính mỗi năm khoảng 1,7 tỷ USD, tương đương 0,8% GDP.

Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng đây không phải là vấn đề mới và người dân không nên quá lo ngại. Thực tế, một số nước đang phát triển cũng gặp phải trường hợp tương tự. Người dân có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thực hiện việc nấu chín các sản phẩm thịt heo và tránh để thịt sống nhiễm chéo sang các thức ăn khác bằng việc không dùng chung thớt, dao cắt hoặc rửa sạch trước khi dùng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ (CDC) hầu hết người nhiễm khuẩn salmonella có triệu chứng tiêu chảy, sốt và đau bụng từ 12 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Các triệu chứng kéo dài 4-7 ngày, bệnh nhân thường tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp tiêu chảy nặng cần nhập viện do vi khuẩn lan từ ruột vào máu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Lúc này, nếu không chữa trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh, bệnh nhân có nguy cơ tử vong.

Salmonella chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi), người già hoặc người miễn dịch yếu. Gần như mọi bệnh nhân nhiễm salmonella đều phục hồi hoàn toàn, tuy nhiên thời gian để thói quen đại tiện trở lại bình thường đôi khi lên tới vài tháng. Ở số ít, salmonella dẫn tới phản ứng viêm khớp, có thể trở thành viêm khớp mãn tính.

Xem thêm

Đức Quỳnh