Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2019

Cuộc bỏ phiếu tại Diễn đàn tài chính Châu Á hôm thứ 2 cho thấy 39% tin rằng Đông Nam Á có triển vọng đầu tư tốt nhất trong năm nay. Các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc được xem là “chất xúc tác bùng nổ” cho nhiều nước ví dụ như Việt Nam.

viet nam se la diem den dau tu hap dan nhat trong nam 2019
Ông Raymond Chao, Chủ tịch khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc của PwC. Nguồn: MTV JSC tổng hợp

Việt Nam đã làm lu mờ Trung Quốc đi khi trở thành khu vực có khả năng mang lại lợi nhuận đầu tư tốt nhất, trong khi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đang khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chậm lại.

Khoảng 39% trong số người được hỏi có quan điểm cho rằng Đông Nam Á sẽ đem lại lợi nhuận đầu tư tốt nhất, 35% bỏ phiếu cho Trung Quốc và 16% cho Mĩ. Cuộc bỏ phiếu diễn ra tại “Hội thảo Đầu tư toàn cầu vào nền kinh tế mới” tại Hồng Kông.

Tuy nhiên, năm ngoái, khoảng 55% số người được hỏi trong cuộc khảo sát tương tự tại diễn đàn cho biết Trung Quốc mới là nơi sẽ mang lại lợi nhuận đầu tư tốt nhất trong năm 2018.

Không có số liệu thể hiện số lượng người đã tham gia trả lời khảo sát năm nay.

Việt Nam cũng là một điểm nóng khác trong một cuộc bỏ phiếu gần đây của các giám đốc điều hành tại Châu Á - Thái Bình Dương của PwC.

“Chúng tôi đã khảo sát các CEO trên toàn khu vực về nơi họ sẽ đầu tư vào trong 12 tháng tới. Và Việt Nam đã đứng đầu trong 2 năm liên tiếp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới những gì đang xảy ra trên toàn cầu, và một số CEO đang điều chỉnh chuỗi cung ứng để đáp ứng với môi trường hiện tại”, ông Raymond Chao, Chủ tịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc của PwC, trả lời về những gì đang diễn ra trong chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

viet nam se la diem den dau tu hap dan nhat trong nam 2019
Ông Victor Fung Kwok-king, chủ tịch của Tập đoàn Fung. Nguồn: MTV JSC tổng hợp

Victor Fung Kwok-king, chủ tịch của Tập đoàn Fung và là người chủ trì buổi toạ đàm vào hôm Thứ Hai, cho biết các công ty của ông đang tìm kiếm một cơ sở mới để sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

“Chúng tôi thực sự đang suy nghĩ lại về việc sản xuất sản phẩm của mình ở Trung Quốc và gắn nhãn “Made in China”, điều này sẽ là một vấn đề lớn khi xuất khẩu vào Mỹ”, ông Fung nói.

Ông nói thêm, lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam đang còn nhiều hạn chế về năng lực, sẽ khiến cho các doanh nghiệp chỉ đạt được đến ngưỡng tối đa trong khả năng sản xuất của mình.

Tập đoàn Fung là cổ đông lớn của chuỗi quản lý cung ứng Li&Fung tại Hồng Kông phục vụ chủ yếu cho các thương hiệu và nhà bán lẻ.

“Và câu hỏi được đặt ra bây giờ là - bạn sẽ chọn quốc gia nào sau Việt Nam? Có thể là các nước thuộc vùng “Một vành đai và một con đường”, hoặc một số nước Trung Đông”, ông Fung nói.

Tuần trước, các quan chức Mĩ và Trung Quốc đã tổ chức buổi họp diễn ra 3 ngày trong nỗ lực đạt được thỏa thuận thương mại nhằm tránh tăng chính sách thuế quan của Mĩ từ ngày 2 tháng 3. Cho đến nay, có rất ít chi tiết về tiến trình đàm phán.

Tuy nhiên, cả hai bên đều đang phải chạy đua với thời gian. Nếu không có một thỏa thuận nào được ký kết đến cuối trong thoả thuận ngừng leo thang căng thẳng trong vòng 90 ngày, điều đó nghĩa rằng thuế quan sẽ tăng từ 10% lên 25% đối với các hàng hóa có giá trị trên 200 tỷ USD của Trung Quốc.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang chảy vào Asean, bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, lên mức kỷ lục 137 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017, từ 123 tỷ đô la Mỹ trong năm 2016.

Theo như một báo cáo từ tháng 11/2018, ba quốc gia thành viên, bao gồm Việt Nam, Singapore và Indonesia chiếm khoảng 72% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/viet-nam-se-la-diem-den-dau-tu-hap-dan-nhat-trong-nam-2019-117189.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/