|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tử huyệt của những nhà bán lẻ sản phẩm độc quyền

07:35 | 14/01/2020
Chia sẻ
Wal-Mart và Target đang dần chiếm lĩnh những thị phần quan trọng từ các công ty đối thủ chuyên bán những mặt hàng “độc quyền kiểm soát”, bởi họ cung cấp một số mặt hàng với mức giá thấp hơn.

Nhiều nhà bán lẻ chuyên bán các mặt hàng độc quyền như Toys “R” Us, Sports Authority, Pep Boys, và OfficeMax hiện đã và đang lao đao. Họ thường không đủ sức để tăng doanh số hay đã hết địa điểm mở cửa hàng mới. 

Dĩ nhiên, một số vấn đề của họ xuất phát từ hoạt động điều hành kém và sự cạnh tranh tăng cao. Vài năm trở lại đây, khách hàng đã thay đổi, và sự thay đổi này đã khiến cho cuộc sống của các nhà bán lẻ lớn nhất ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Trong thế giới ngày nay, cả cha và mẹ đều đi làm, còn con cái tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, nên nhiều khách hàng muốn tìm tới cách thức mua sắm có thể giúp họ tiết kiệm thời gian. Thay đổi lớn nhất trong ngành bán lẻ Mỹ hai thập kỷ qua là sự tấn công ồ ạt của hệ thống các cửa hàng giá rẻ và sau đó là các đại siêu thị. 

Tử huyệt của những nhà bán lẻ kinh doanh hàng độc quyền  - Ảnh 1.

Một siêu thị của chuỗi Sports Authority tại Mỹ. Ảnh: GeoMarketing

Ngoài giá rẻ (ưu thế chủ yếu của Wal-Mart), cửa hàng giá rẻ và đại siêu thị còn có khả năng dự trữ một lượng hàng hóa lớn tương đương các cửa hàng chuyên doanh. Do khách hàng ngày càng lui tới các đại siêu thị này nhiều hơn, nên quan niệm mua hàng “một cửa” thực sự đang trở thành hiện thực.

Lần lượt trong từng hạng mục kinh doanh, Wal-Mart và Target đang dần chiếm lĩnh những thị phần quan trọng từ các công ty đối thủ chuyên bán những mặt hàng “độc quyền kiểm soát”; họ cung cấp một số mặt hàng với mức giá thấp hơn.

Hoặc khách hàng có thể lựa chọn cửa hàng chuyên doanh có quy mô nhỏ thay vì cửa hàng “độc quyền kiểm soát”. 

Giá ở cửa hàng chuyên doanh có thể cao hơn, và sản phẩm bày bán ở đây có trọng điểm hơn, nhưng bù lại, khách hàng sẽ được họ tư vấn nhiệt tình hơn và có trải nghiệm mua sắm tốt hơn (quan trọng nhất là họ dễ dàng tìm thấy thứ họ cần). 

Các cửa hàng chuyên doanh này cũng có thể chiếm lĩnh những lĩnh vực kinh doanh nhỏ hơn, và họ có thể cung cấp hạng mục hàng hóa tốt hơn những cửa hàng “độc quyền kiểm soát”.

Một áp lực nữa đè nặng lên vai các nhà bán lẻ lớn nhất là sức cạnh tranh đang tăng từ thương mại điện tử - một lĩnh vực đã xóa bỏ sân chơi của những nhà bán lẻ lớn nhất xét ở góc độ phân loại hàng hóa. 

Amazon.com có thể dễ dàng “vượt mặt” mọi cửa hàng bán lẻ nếu xét về khả năng duy trì sự phong phú của nguồn hàng. Về mặt này, họ đạt tính hiệu quả về chi phí nhờ sử dụng các kho hàng trung tâm. Trong khi đó, các nhà bán lẻ phải bày bán cùng một mặt hàng ở tất cả các cửa hàng của họ. 

Ngoài ra, các nhà bán lẻ trực tuyến thường cũng chỉ trưng bày sản phẩm trong bối cảnh ảo; bên phân phối thứ ba mới là người thực sự lưu trữ và vận chuyển sản phẩm. Chính đặc điểm này đã giúp Amazon tiết kiệm nhiều khoản chi phí khổng lồ vì họ không phải đầu tư cho việc duy trì lượng hàng lưu trữ.

Do những vấn đề liên quan tới kiểm soát hàng tồn kho, những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, và sức cạnh tranh từ Internet, nên giới quan sát tin rằng phần lớn các hạng mục kinh doanh bán lẻ, nhà bán lẻ không còn có thể chiến thắng chỉ nhờ vị thế lớn nhất nữa. 

Từ trước tới nay, trong thuyết Nhất, nhà bán lẻ phải sở hữu được một vị thế Nhất – nhưng ngoài ra họ cũng phải giỏi ở một hay nhiều vị trí khác nữa. Toys “R” Us từng thành công vì họ là nhà bán lẻ đồ chơi lớn nhất, nhưng ở thời kỳ hoàng kim, nó còn là nhà bán lẻ nới nhất. 

Vậy khi đó nó còn phải cạnh tranh với ai nữa chứ? Ngày nay, để giành vị thế Lớn nhất, nhà bán lẻ phải củng cố vị trí ở ít nhất một vị thế nhất nữa – có thể là về thời trang, giá cả, dịch vụ hướng đến giải pháp, hay hướng đến việc đáp ứng nhanh chóng.


Duy Văn