Tiêu hủy hơn 23.400 con heo bị dịch tả heo châu Phi, chưa phát hiện dịch ở trang trại nuôi tập trung

Chiều nay 14/3, Bộ NN&PTNT tiến hành họp khẩn với các địa phương, cơ quan chức năng nhằm tìm cách khống chế dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 17 tỉnh, thành phố.

Tiêu hủy hơn 23.400 con heo bị dịch tả heo châu Phi, chưa phát hiện dịch ở trang trại nuôi tập trung - Ảnh 1.

(Ảnh: ĐQ)

Tại cuộc Họp bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF), ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết tính đến ngày 14/3, dịch tả heo châu Phi đã được phát hiện tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố bao gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La và Nghệ An với tổng số con bị bệnh và tiêu hủy là 23.442 con.

Ông Đông cho hay, bệnh dịch tả heo châu Phi chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt; chưa xuất hiện dịch tả heo châu Phi tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

Cục trưởng Cục thú y nhận định: "Nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi tiếp tục được phát hiện ở nhiều địa phương khác trong thời gian tới là rất cao".

Tiêu hủy hơn 23.400 con heo bị dịch tả heo châu Phi, chưa phát hiện dịch ở trang trại nuôi tập trung - Ảnh 2.

Cục trưởng Thú y Phạm Văn Đông. (Ảnh: NNVN)

Ba nguyên nhân dịch tả heo lây nhanh

Có ba nguyên nhân chính dẫn tới dịch tả heo châu Phi lây lan mạnh như hiện nay, đại diện Cục thú ý thông tin.

Đầu tiên, một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức đầy đủ được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, cũng như vì lợi ích kinh tế trước mắt nên khi có heo bệnh, heo chết họ đã mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ heo bệnh, heo nghi mắc bệnh, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, ở phạm vi rộng.

Virus dịch tả heo châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong heo bệnh, các sản phẩm heo bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi. Trong khi đó, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi heo đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.

Vi rút ASF có thể có thể lây lan từ khu vực có dịch sang nơi khác thông qua phương tiện vận chuyển và con người. Ví dụ tại tỉnh Sơn La, dịch xảy ra tại khu vực gần với đường đi qua khu vực đèo Pha Đin - nơi có điểm tắm heo.

Tiêu hủy hơn 23.400 con heo bị dịch tả heo châu Phi, chưa phát hiện dịch ở trang trại nuôi tập trung - Ảnh 3.

Đàn heo bị tiêu hủy do nghi nhiễm dịch ASF (Nguồn: NNVN)

Heo mắc bệnh mà không biết nguyên nhân

Thậm chí có những khu vực heo mắc bệnh mà không biết nguyên nhân.

Tại buổi họp, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Có những khu vực mặc dù phát hiện dịch tả heo châu Phi nhưng vẫn không tìm ra được nguyên nhân là gì sau khi loại trừ hết các khả năng".

Tính đến nay, tỉnh Thanh Hóa phát hiện dịch bệnh tại 10 xã, 2 huyện (Yên Định và Thiệu Hóa). Tổng số heo bệnh và tiêu hủy là là 644 con.

Tiêu hủy hơn 23.400 con heo bị dịch tả heo châu Phi, chưa phát hiện dịch ở trang trại nuôi tập trung - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. (Ảnh: ĐQ)

Tương tự như Thanh Hóa, đại diện tỉnh Bắc Kạn cho biết một số trường hợp khó phát hiện nguyên nhân.

Đối với tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết lực lượng thú y ở địa phương còn mỏng và phải dồn toàn lực để chống dịch tả heo châu Phi và không thể tập trung có các nhiệm vụ khác. Ông Quang kiến nghị các hộ chăn nuôi quy mô lớn phải xét nghiệm heo. Nếu kết quả là âm tính, cần vận chuyển đến nơi không có dịch. Nếu không việc tiêu thụ sẽ rất khó khăn.

Các xã công bố dịch khi giết mổ, vận chuyển đều phải xét nghiệm. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi quy mô lớn đề nghị nếu xét nghiệm âm tính thì cho phép vận chuyển đến nơi không có dịch. Nếu không, việc tiêu thụ heo rất khó khăn. Đồng thời, tỉnh Hưng Yên cho rằng cần kết hợp thêm với ngành ngân hàng để người chăn nuôi có thể được vay vốn ưu đãi.

'Hỗ trợ 100% giá thị trường người dân vẫn lỗ'

Ông Trương Minh Hiến, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Nam, thông tin rằng tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Dịch bệnh đã tại 6 xã, 5 huyện (Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân, Duy Tiên và TP Phủ Lý). Tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 594 con.

Hà Nam có gần 500.000 con heo có nơi tạp trung cao cớ xã có thời điểm đầu lợn lên tới 70.000. Toàn tỉnh hơn 32.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Nguyên nhân chủ yếu là gì thì chúng tôi không thể trả lời được.

Tỉnh Hà Nam hỗ trợ 32.000 đồng/kg. Bàn luận về hạn chế của chính sách hỗ trợ heo bị tiêu hủy ít nhất 80% giá heo heo thị trường, ông Hiến cho biết trước khi có dịch thì giá lợn cao nhưng hiện nay có dịch giá heo hơi chỉ còn 32.000 đồng/kg, ngay cả khi hỗ trợ 100% giá thị trường thì người dân vẫn lỗ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Nguyễn Xuân Cường cho biết không phải đều chằn chặn mọi trường hợp heo mắc bệnh là từ 3 nguyên nhân mà Cục Thú y đã liệt kê. Do đó, Bộ trưởng đề nghị Cục Thú y cần theo dõi và liệt kê nguyên nhân lây lan dịch tả heo châu phi ở mọi khía cạnh.

Một khó khăn khác đến từ tâm lí e ngại của người tiêu dùng. Đại diện tỉnh Hải Dương cho biết hiện nay, giá heo hơi tại tỉnh dao động từ 36.000 - 38.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tiêu thụ thịt heo rất chậm.

Mặc dù công tác tiêu chuẩn nhưng nhiều người vẫn e ngại không dám ăn heo, nên tình hình càng trở nên khó khăn càng khó khăn. Tại tỉnh Hải Dương đã phát hiện dịch tả heo châu phi tại 18 xã, 6 huyện (Kinh Môn, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Gia Lộc, Kim Thành và Bình Giang). Tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 800 con.

Tương tự, đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng đề cập tới khó khăn người tiêu dùng sợ không dám ăn thịt heo dẫn đến một số hộ bán tháo, càng khiến nguy cơ lây lan tăng mạnh hơn.

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhấn mạnh các tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa: "Ăn thịt heo có vấn đề gì đâu. Heo bệnh đến đâu, chúng ta tiêu hủy đến đó. Hơn nữa virus dịch tả heo châu Phi cũng không lây sang người nên người dân không nên quá lo lắng".

Báo Nông nghiệp Việt Nam dẫn lời Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cảnh báo thời tiết sắp tới thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh. "An toàn sinh học, công tác phòng trừ điều kiện rủi ro sẽ là rất khó, rất phức tạp. Nguy cơ nhãn tiền là DTLCP lây lan với tốc độ nhanh. Vì vậy, hôm nay chúng tôi mời đại diện 17 tỉnh có dịch, các cơ quan chuyên môn tới đây để kiểm lại các nhóm giải pháp, tìm cách làm tốt hơn, quyết liệt hơn" - người đứng đầu ngành nông nghiệp phát biểu.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/live-hop-ban-giai-phap-khong-che-va-ngan-chan-dich-ta-lon-chau-phi-lay-lan-20190314141915312.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/