Thị trường xuất khẩu gạo dự báo đón nhận nhu cầu mới từ Singapore, Nhật Bản

Với tình trạng hạn hán tại Thái Lan, Singapore sẽ thúc đẩy tìm kiếm nguồn cung từ các thị trường khác trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam. Đồng thời, nhu cầu cũng có thể tăng từ Nhật Bản sau khi quốc gia châu Á kí kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo Cục chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 9 ước đạt 586.000 tấn với giá trị đạt 251 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2019 tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 9,8% về giá trị so với cùng kì năm 2018 xuống lần lược 5,2 triệu tấn và 2,24 tỉ USD. 

Cũng trong tháng 9, giá lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến chưa ổn định. 

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa, gạo biến động như sau:

Địa phương

Giống lúa

Giá (đồng/kg)

Biến động tăng/giảm (đồng/kg)

An Giang

Lúa IR50404

4.000

Giảm 300

Lúa OM 5451

5.100

Tăng 100

Lúa OM4218

4.800

-

Gạo IR50404

10.000 – 11.000

-

Gạo chất lượng cao

13.000

-

Gạo thơm đặc sản jasmine

14.000

-

Vĩnh Long

Lúa Thu Đông 

4.200

Giảm 100

Gạo IR50404

12.000

-

Gạo jasmine

14.000

-

Bạc Liêu

Lúa Hè Thu muộn

4.300 – 4.500

-

Kiên Giang

Lúa IR50404

5.000 - 5.300

Tăng 300

Lúa OM 4218

5.400 – 5.500

Giảm 100

Lúa OM 6976

5.400 – 5.600

-

Lúa Jasmine

5.700 – 5.900

Tăng 100

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tính trong 9 tháng đầu năm, giá lúa trong nước diễn biến theo xu hướng giảm, với mức giảm 600 – 800 đồng/kg đối với lúa thường IR50404 và 100 – 200 đồng/kg đối với lúa chất lượng cao. Trong đó:

Địa phươngGiống lúaGiá (đồng/kg)Biến động tăng/giảm (đồng/kg)
An Giang
Lúa IR50404
4.000Giảm 750
Vĩnh Long
Lúa IR50404
4.200
Giảm 600
Bạc Liêu
Lúa chất lượng cao
5.000 – 5.300
Giảm 100

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bộ dự báo giá lúa, gạo trong nước có thể giảm nhẹ do thiếu vắng nhu cầu mới, thị trường xuất khẩu gạo bế tắc trong thời gian tới. 

Thị trường xuất khẩu gạo châu Á không mấy lạc quan

Trên thị trường thế giới, tháng 9, giá gạo Ấn Độ tăng nhờ đồng rupee hồi phục, đồng baht tăng trở lại giúp giá gạo Thái Lan ổn định ở mức cao trong gần 1 năm qua và đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác ở châu Á, trong khi nhu cầu tiêu thụ ảm đạm giữ giá gạo Việt Nam ở mức thấp gần 12 năm. 

Nguồn cung gạo tăng lên khi mực nước lưu vực sông Mekong đang hỗ trợ tích cực cho tình hình sản xuất lúa gạo các nước khu vực Đông Nam Á. 

Trong khi đó, nhu cầu vẫn hạn chế do thị trường toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi thương mại, suy thoái và đồng USD tăng giá làm hạn chế sức mua, theo báo cáo của Cục chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản.

Trong tháng 9/2019, chính phủ Phillipines cho biết sẽ cân nhắc sử dụng đa dạng các biện pháp phi thuế, như yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch thực vật, để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu gạo. 

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Phillipines cũng đang đề xuất áp thuế tự vệ đối với nhập khẩu gạo, dự kiến sẽ không thấp hơn 30%, do qui định trong Đạo luật Cộng hòa số 8800 của nước này có đề cập Philippines có thể áp thuế 30 - 80% đối với gạo nhập khẩu vượt quá 350 nghìn tấn. 

Như vậy, gạo nhập khẩu vào Philippines ngoài việc phải chịu thuế quan 35%, trong trường hợp nước này đã nhập khẩu quá 350.000 tấn, mức thuế phải chịu thấp nhất sẽ là 65%. Điều này có thể trở thành một trong những nhân tố sẽ gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.

Đứng trước tình hình hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản lượng gạo của Thái Lan, Singapore, quốc gia thường xuyên nhập khoảng 30 - 40% gạo từ Thái Lan, đang xem xét chiến lược đa dạng hóa nhập khẩu từ các nguồn khác. 

Do đó, trong thời gian tới, cơ hội tiếp cận thị trường gạo Singapore sẽ mở ra với các quốc gia xuất khẩu, đặc biệt là Việt Nam và Campuchia, vì cùng khu vực Đông Nam Á nên có lợi thế giao thương cùng với Singapore. 

Trong khi đó, Nhật Bản, quốc gia thường xuyên nhập khẩu 50% gạo từ Mỹ, đang xem xét chuyển hướng sang nhập khẩu gạo từ các quốc gia kí kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có Việt Nam.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-gao-du-bao-don-nhan-nhu-cau-moi-tu-singapore-nhat-ban-20191008171215102.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/