Thị trường chứng khoán: nơi những bài học nhanh chóng bị lãng quên

Nếu cứ tính toán theo mô hình thống kê thông thường thì các đợt bong bóng và suy thoái trên thị trường chứng khoán chỉ xuất hiện khoảng 40 năm một lần. Nhưng vì các nhà đầu tư sớm lãng quên những bài học trong quá khứ mà suy thoái cứ lặp đi lặp lại vài năm một lần.

thi truong chung khoan noi nhung bai hoc nhanh chong bi lang quen Đừng nghĩ thị trường chứng khoán đang đen tối

Ngắn hạn: Trí nhớ tạo ra hỗ trợ và kháng cự

Giả sử một nhà đầu tư tên Q nắm giữ cổ phiếu STB. Khi giá tăng từ Điểm 1 (ứng với mức giá khoảng 14.900 đồng/cp) lên Điểm 2 (16.400 đồng/cp), anh Q không chịu bán vì kỳ vọng giá sẽ tiếp tục đi lên.

thi truong chung khoan noi nhung bai hoc nhanh chong bi lang quen

Buồn thay, sau đó giá lại đi xuống Điểm 3. Nhìn giá trị danh mục liên tục bay hơi mà anh Q ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Lúc này, anh chỉ mong sao giá hồi lại ngưỡng 16.400 đồng/cp trước đây để anh bán, như vậy đã là tốt lắm rồi, không mong gì cao sang hơn nữa.

May sao, giá cp STB quay lại ngưỡng 16.400 đồng/cp thật (Điểm 4), anh Q bán luôn không chần chừ. Đường ngang màu đỏ đi qua các Điểm 2 và 4 trở thành đường kháng cự của cổ phiếu STB vì giá cứ tăng đến ngưỡng đó là lại có những NĐT như anh Q bán ra, giá khó tăng vượt qua ngưỡng này được.

Ở chiều ngược lại, một NĐT tên L đang cầm tiền mặt. Khi giá giảm tới điểm 1 (14.900 đồng/cp), anh L vẫn chưa chịu mua vì muốn đợi giá giảm thêm. Thật không may, sau đó giá lại quay đầu đi lên Điểm 2. Anh L lúc này hối hận khôn xiết vì đã không mua lúc trước khi giá còn rẻ. Anh chỉ mong sao thị trường cho anh một cơ hội nữa để chuộc lại lỗi lầm trước đây.

Sau đó giá giảm về ngưỡng 14.900 đồng/cp thật (Điểm 3). Quá mừng, anh L vội vàng “xúc mạnh” ở mức giá này. Nhờ những NĐT như anh L mà giá cổ phiếu STB muốn giảm thêm cũng khó. Đường ngang màu xanh đi qua Điểm 1 và 3 trở thành đường hỗ trợ của cổ phiếu STB.

Ở đây, các nhà đầu tư đã mua bán theo trí nhớ và cảm xúc của mình ứng với các mức giá trong quá khứ gần, chính kiểu hành vi này đã tạo ra các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ của thị trường.

Dài hạn: Ai nhớ nổi?

Trong dài hạn, khi các yếu tố cơ bản thay đổi, giá cổ phiếu hay chỉ số thị trường thường không dao động trong khoảng hỗ trợ và kháng cự mà phá vỡ các ranh giới này, giúp cho NĐT “ăn bằng lần” hoặc “cháy khét lẹt” tài khoản – tùy theo chiều hướng biến động cụ thể.

Đồng thời sau những biến động lớn dài hạn này, tâm lý của NĐT không chỉ xoay quanh chuyện đau buồn - tiếc nuối của hỗ trợ - kháng cự nữa mà sẽ quay sang tìm những cách giải thích khác. Đây là lúc thành kiến trong quy kết (self-attribution bias) bắt đầu xuất hiện

Các thí nghiệm kiểm định hiện tượng thành kiến trong quy kết đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả thể thao.

Nếu một đội bóng vừa giành chiến thắng được hỏi nhân tố nào làm nên thành công của đội, 75% sẽ trả lời là nhân tố chủ quan – tài năng và ý chí của huấn luyện viên và cầu thủ. Nhưng nếu đội bóng vừa thua thì chỉ có 55% trả lời chủ quan. Thay vào đó, đối tượng khảo sát thường đổ lỗi cho thời tiết xấu hoặc trọng tài thiên vị.

Cụ thể, khi thắng lớn, NĐT dễ tự nhận thành quả đó về mình, cho đó là do công sức nghiên cứu và tài năng phân tích của bản thân. Còn khi thua đau, NĐT lại quy kết là do không may mắn, “đen thôi đỏ quên đi” hay do xu thế chung không thể cưỡng lại, “downtrend có thể làm câm nín mọi cao thủ”.

Giữa bộn bề lo toan cuộc sống và biết bao nhiêu khoản đầu tư - giao dịch, NĐT không thể nhớ một cách chính xác, cặn kẽ tại sao trước đây mình lại mua cổ phiếu này với giá này, tại sao lại giữ trong thời gian bấy lâu, tại sao đến ngày này lại bán?

Sổ lệnh tại các công ty chứng khoán chỉ ghi ngày, số lượng và giá mua/bán nhưng không cung cấp lý do tại sao. Như vậy, NĐT thường không biết rõ mình đã đúng hay sai ở đâu và rất khó để học được từ kinh nghiệm bản thân.

thi truong chung khoan noi nhung bai hoc nhanh chong bi lang quen
Minh họa: Chu Toàn.

Nhật ký đầu tư

Khi viết cuốn sách Entries & Exits, Tiến sĩ Alexander Elder (cũng là tác giả cuốn Phương pháp giao dịch mới để kiếm sống – The New Trading for a Living) phỏng vấn nhiều NĐT thành công và nhận thấy những người này đều lưu giữ một cuốn nhật ký đầu tư để học hỏi từ những thành công cũng như thất bại của bản thân. Nhờ đó, họ có thể kể lại vanh vách từng giao dịch của mình từ cách đây vài năm.

Giám đốc đầu tư nổi tiếng của Greenlight Capital – ông David Einhorn từng có lần thú nhận với mọi người: “Khi thua lỗ, tôi thường nghĩ về những quyết định sai lầm mà mình đưa ra và hy vọng không lặp lại những sai lầm đó. Ví dụ như năm 2005 tôi khuyến nghị mua cổ phiếu MDC với giá 67 USD/cp, sang năm sau cổ phiếu này mất 40% giá trị. Nguyên nhân là tôi phân tích sai, không phải là vận đen”.

Trong cuốn sách Alchemy of Finance (Giả kim thuật tài chính), nhà đầu cơ lừng danh George Soros cũng ủng hộ ý tưởng này: “Tôi từng giữ một cuốn nhật ký trong đó ghi lại suy nghĩ của mình mỗi lần ra quyết định đầu tư. Thí nghiệm này thành công ngoài mong đợi, quỹ đầu tư của tôi thu lợi nhuận chưa từng thế”.

thi truong chung khoan noi nhung bai hoc nhanh chong bi lang quen
George Soros (trái) và David Eihorn (phải).

Trong đầu tư, kết quả rất quan trọng nhưng nguyên nhân nào tạo ra kết quả đó lại càng quan trọng hơn. Bằng cách ghi chép lại cẩn thận các phân tích, nhận định khi ra quyết định, NĐT có thể không ngừng học hỏi từ kinh nghiệm của chính bản thân.

thi truong chung khoan noi nhung bai hoc nhanh chong bi lang quen

Mầm mống tai họa

Suy rộng ra, việc NĐT lãng quên đi quá khứ không chỉ ảnh hưởng xấu tới danh mục đầu tư của bản thân mà còn là mầm mống khiến cho các cuộc suy thoái, khủng hoảng cứ lặp đi lặp lại với tần suất cao.

Nếu cứ tính toán theo mô hình thống kê thông thường thì các đợt bong bóng và suy thoái trên thị trường chứng khoán chỉ xuất hiện khoảng 40 năm một lần. Tuy nhiên thực tế tại Mỹ, cứ khoảng 4 năm lại có một đợt suy thoái. Ở Việt Nam, chỉ trong 11 năm chỉ số VN-Index hai lần lên đỉnh 1.200 điểm. Lần đầu vào năm 2007, sau đó nhanh chóng giảm xuống hơn 200 điểm. Lần thứ hai vào tháng 4 vừa qua, đến nay đã giảm trên 20%.

Sở dĩ các đợt bong bóng và suy thoái xảy ra thường xuyên như vậy là bởi NĐT không học được từ sai lầm trước đây. Một phần nguyên nhân là do nhiều NĐT “rửa tay gác kiếm” sau vài năm bôn ba, có thể vì đã ăn đủ hoặc đã mất đủ, thay vào đó là một thế hệ nhà đầu tư mới – trẻ, khỏe, tự tin và thiếu kinh nghiệm chứng trường.

Nhưng ngay cả trong số những NĐT trụ lại được với chứng trường khắc nghiệt, liệu họ có nhớ và học hỏi được từ những sai lầm 5-10 năm trước đây?

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/thi-truong-chung-khoan-noi-nhung-bai-hoc-nhanh-chong-bi-lang-quen-58788.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/